(HBĐT) - Về xã Cao Sơn (Đà Bắc) những ngày cuối tháng 11, trải dài khắp thung lũng, dưới chân đồi là một màu xanh của dong riềng. Thời điểm này, nông dân rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ dong riềng, nguyên liệu chính sản xuất miến dong. Bà con tất bật chặt cây, đào củ chất thành đống chờ xe đến thu mua. Năm nay, diện tích trồng dong riềng của xã đạt hơn 260 ha. Mùa thu hoạch củ dong riềng ở Cao Sơn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc trước Tết Nguyên đán.



Người dân xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hoạch dong riềng, năng suất đạt 60 tấn/ha, cho hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, xã Cao Sơn chủ trương chuyển đổi diện tích từ cây lúa nương, cây ngô năng suất thấp sang trồng cây dong riềng. Các xóm trồng nhiều dong riềng nhất là: Sèo, Sơn Phú, Nà Chiếu, Tằm. Đây là loài cây hợp vùng đất dốc, có thể trồng trên nhiều loại đất và giải quyết tốt vấn đề lương thực. Trồng 1 ha dong riềng có giá trị thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, lúa nương. Hiện, xã chủ yếu trồng giống dong riềng DR1 là giống mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cây cao trung bình, ít đổ, củ nạc, đồng đều, ruột trắng, phù hợp với điều kiện sinh thái của xã Cao Sơn, được nông dân ưa chuộng. Năng suất đạt từ 65-70 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột cao 13,5-16,4%, sử dụng để chế biến tinh bột, ăn tươi hoặc làm thức ăn gia súc. Chất lượng củ DR1 rất thích hợp cho yêu cầu chế biến tinh bột ẩm làm miến dong.

Để cây dong riềng sinh trưởng và phát triển tốt, xã phối hợp với các ngành chức năng của huyện hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn, chuyển giao KHKT phòng, chống sâu bệnh và chăm sóc cây trồng đến người dân, vận động nhân dân thường xuyên kiểm tra quá trình phát triển; rào xung quanh diện tích trồng tránh trâu, bò phá. Trung bình trồng 1 ha dong riềng đầu tư khoảng từ 15-20 triệu đồng. Cây phù hợp với đất núi nên phát triển tốt, cho năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, sau 10 tháng cho thu hoạch, 1 ha thu được 60 tấn củ tươi, với giá bán như hiện nay cho thu nhập khoảng 90 triệu đồng/ha, trừ chi phí lợi nhuận thu khoảng 70 triệu đồng. Ngày mùa, tư thương đến tận xã thu mua về để sản xuất miến dong. Một số bà con trong xã tận dụng bã dong riềng sau khi lấy tinh bột để làm thức ăn cho trâu, bò. Từ cây dong riềng, nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo, mua sắm được trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, nhiều người trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Ông Xa Văn Khánh, xóm Tằm cho biết: "Trồng cây dong riềng không tốn nhiều công chăm sóc, giống thì có sẵn từ mùa trước để lại, chỉ tốn công thuê người lúc thu hoạch theo hình thức khoán trung bình 350 nghìn đồng/1 tấn củ. Hiện, củ dong riềng đang được thu mua với giá 1.500 đồng/kg, tăng gấp đôi so với năm ngoái, cộng với năm nay được mùa nên nông dân rất phấn khởi". Ông Khương Thanh Bình, xóm Sèo trồng hơn 1 ha dong riềng chia sẻ: Năm nay trồng sang giống mới, lại được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây nên vườn dong riềng của gia đình rất tốt, cho năng suất cao.

Đối với cơ sở sản xuất, với diện tích trồng dong riềng giống mới cho sản lượng lớn sẽ không lo thiếu nguyên liệu. Anh Khương Xuân Thưởng, chủ cơ sở sản xuất miến dong của xã Cao Sơn cho biết: "Trước tình trạng hàng năm đều thiếu nguyên liệu, không có hàng để bán, chúng tôi đang chờ bà con thu hoạch xong để thu mua lấy nguyên liệu sản xuất miến dong phục vụ người tiêu dùng. Hiện, giá miến dong của cơ sở làm ra được bán với giá 60.000 đồng/kg".

Theo đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã, những năm gần đây, diện tích trồng dong riềng ở Cao Sơn dao động từ 250 - 300 ha/năm. Đây được coi là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho bà con. Có những thời điểm, người dân coi dong riềng không chỉ là cây giảm nghèo mà còn giúp họ làm giàu. Xã sẽ phát triển ổn định diện tích cây dong riềng. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, hiện nay, cơ sở sản xuất miến dong Khương Thưởng đăng ký là sản phẩm OCOP của địa phương.


Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục