(HBĐT) - Sáng 17/1, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức lễ thông xe kỹ thuật công trình cầu Hòa Bình 3 và đường dẫn. Dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hòa Bình cùng đông đảo cán bộ, nhân dân xã Trung Minh và phường Thịnh Lang…
Các đồng chí: Bùi
Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu cắt băng thông xe kỹ thuật cầu Hòa Bình
3 và đường dẫn.
Công trình cầu Hòa Bình 3 và
đường dẫn thuộc Chương trình đô thị miền núi phía Bắc -TP Hòa Bình sử
dụng nguồn vốn ODA Ngân hàng Thế giới. Công trình vượt sông Đà nhằm kết nối khu
vực bờ trái với bờ phải của thành phố và kết nối khu vực trung tâm của tỉnh ta
với các tỉnh lân cận; mở rộng không gian đô thị, tạo động lực phát triển KT
-XH cho TP Hòa Bình nói riêng và tỉnh nói chung.
Công trình được xây dựng
bằng bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu với chiều dài 535,4 m, rộng 16 m được
thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm gồm chiếu
sáng, thoát nước, cây xanh. Tổng mức đầu tư của dự án 434,55 tỷ đồng; trong đó,
vốn vay Ngân hàng Thế giới 404,25 tỷ đồng, vốn đối ứng 30,3 tỷ đồng.
Cầu Hòa Bình 3 khởi công
tháng 11/2016. Sau thời gian tích cực thi công, vượt qua khó khăn về mặt bằng,
phức tạp về mặt kỹ thuật, điều kiện địa chất và mưa lũ trong các năm 2017,
2018, đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành, đủ điều kiện để thông xe kỹ
thuật.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ thông xe qua cầu Hòa Bình 3.
Tại buổi lễ, các đồng chí:
Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu đã thực hiện nghi lễ cắt băng thông
xe kỹ thuật cầu Hòa Bình 3 và đường dẫn. Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo tỉnh
cùng đại biểu vàđông đảo người dân đãthực hiện nghi lễ thông xe qua
cầu.
H.N
(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.
(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.
(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.