(HBĐT) - Chiều 12/3, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành; các công ty sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta. 

2 tháng đầu năm, cả nước gieo cấy đạt khoảng 3,01 triệu ha lúa đông xuân; sản lượng ước đạt 20,3 triệu tấn. Cả nước gieo trồng 39,1 nghìn ha khoai; 8,1 nghìn ha đậu tương; 75,9 nghìn ha lạc. Một số cây ăn quả chủ lực đang thu hoạch, một số loại đang thời kỳ ra hoa với tỷ lệ ra hoa đậu quả đạt khoảng 95%...

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được kiểm soát, trên 97% số xã đã không còn dịch sau 30 ngày, nhiều địa phương công bố hết dịch và doanh nghiệp đang đầu tư tái đàn khôi phục sản xuất. Sản xuất thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản lượng ước đạt 1,02 triệu tấn (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019). Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, cả nước đã trồng rừng mới ước đạt 15,5 nghìn ha (tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước); sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.785,7 nghìn m3 (tăng 3,6%)...

Mặc dù chịu tác động khá mạnh bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn đạt 5,34 tỷ USD (giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019). Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng NLTS ước khoảng 4,3 tỷ USD (giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019). Thặng dư thương mại 2 tháng đạt 1,02 tỷ USD (tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước).

Tại hội nghị, một số tỉnh đã báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để thúc đẩy sản xuất trong thời gian tới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thực phẩm cho người dân và bình ổn thị trường.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp cần phải nhận diện rõ nguy cơ để đề ra các giải pháp khắc phục; cần phát triển lợi thế để khai thác các cơ hội mới xuất hiện để thúc đẩy sự phát triển ngành. Các doanh nghiệp, tập đoàn nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ổn định giá thịt lợn. Tập trung tổ chức liên kết theo chuỗi vì lợi ích của người nông dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn, địa phương có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu mùa vụ lúa; rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn... Các kiến nghị của một số tỉnh, thành phố và doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT tổng hợp sẽ kiến nghị với các bộ, ngành liên quan để bố trí nguồn ngân sách. Thời gian tới, các cơ quan truyền thông cần tích cực đồng hành cùng với Bộ NN&PTNT để đạt được mục tiêu kép trước bối cảnh khó khăn hiện nay. 


Thu Thủy

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục