(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, huyện Đà Bắc đặt mục tiêu phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm hiện có (khoảng 4 sản phẩm) được công nhận, triển khai thực hiện từ 1 - 2 làng, bản văn hóa du lịch. Tuy nhiên, đến nay, huyện chưa có sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn OCOP. Hành trình đưa sản phẩm của huyện đạt tiêu chuẩn OCOP gặp nhiều khó khăn.


Ông Khương Xuân Thưởng (bên phải), Giám đốc HTX Đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn (Đà Bắc) giới thiệu sản phẩm miến dong.

Năm 2019, huyện đăng ký 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm: miến dong - chủ thể là HTX Đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn; gạo J02 - chủ thể là HTX Quyết Tiến, tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc; rượu ngô - chủ thể là hộ sản xuất Khương Xuân Thưởng, xóm Sèo, xã Cao Sơn. Năm 2020, huyện đăng ký thêm sản phẩm hạt sachi rang sấy - chủ thể là HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình - chi nhánh Đà Bắc.

Thực hiện Chương trình OCOP, năm 2019, huyện ưu tiên chuẩn hóa các sản phẩm nông sản đặc sản. Huyện tổ chức 4 lớp tập huấn cho cán bộ, đại diện doanh nghiệp, HTX… về nội dung trong chương trình OCOP. Tổ giúp việc thực hiện chương trình xuống cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất để trợ giúp các chủ thể, hướng dẫn chủ thể thực hiện các thủ tục về an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể... Tuy nhiên, cả 3 sản phẩm của huyện đăng ký năm 2019 còn thiếu hồ sơ nên không đạt yêu cầu, không đủ điều kiện để công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP.

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Năm nay là năm cuối thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020, tuy nhiên, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của huyện khó đạt các tiêu chuẩn để công nhận. Nguyên nhân do một số chủ thể chưa nhiệt tình trong việc tham gia Chương trình OCOP; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản của huyện rất hạn chế, chủ yếu sơ chế, chế biến đơn giản; nguồn nguyên liệu chưa ổn định, mang tính thời vụ. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm tương đối cao, các chủ thể còn vướng ở khâu làm hồ sơ công nhận. Một số chủ thể còn thiếu vốn để sản xuất...

Sản phẩm miến dong - chủ thể là HTX Đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn được đánh giá là sản phẩm có tiềm năng nhất của huyện đạt các tiêu chuẩn công nhận sản phẩm OCOP trong năm 2020. Hiện, sản phẩm đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất được đảm bảo; thị trường tiêu thụ ổn định… Tuy nhiên, theo ông Khương Xuân Thưởng - Giám đốc HTX Đa nghề Yên Lý, sản phẩm miến dong vẫn còn gặp một số khó khăn trong hành trình công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP như nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất còn mang tính thời vụ. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho HTX sản xuất miến dong chủ yếu tại xã, HTX không nhập thêm nguyên liệu từ vùng khác. Bên cạnh đó, HTX cũng gặp khó khăn về vốn để duy trì sản xuất; hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hạn chế; còn nhiều vướng mắc trong việc làm hồ sơ công nhận sản phẩm…

Đồng chí Phùng Đình Châm cho biết thêm: Để tháo gỡ những khó khăn, tiến tới xây dựng thành công các sản phẩm OCOP, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức cho người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, tạo điều kiện, động lực cho người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm lợi thế. Huyện bố trí phân bổ kinh phí hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện các tiêu chuẩn. Thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn và hỗ trợ ngân sách giúp các chủ thể tháo gỡ khó khăn về vốn. Trong năm, huyện sẽ mở thêm 4 lớp tập huấn với khoảng 200 học viên tham gia nhằm hướng dẫn cán bộ, chủ thể tham gia chương trình có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; tăng cường quảng bá sản phẩm, từng bước đưa nông dân hội nhập thị trường; hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ công nhận sản phẩm... Huyện phấn đấu đến tháng 8/2020, Hội đồng thẩm định huyện sẽ tổ chức đánh giá, chấm điểm xong các sản phẩm.

Thu Thủy


Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục