(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tổng diện tích rừng 47.143,24 ha, trong đó, rừng tự nhiên 31.458,04 ha, rừng trồng 15.685,20 ha. Thời gian qua, trồng rừng trở thành một trong những nghề tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhờ phát triển kinh tế rừng, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ khai thác. Chính vì vậy, công tác trồng rừng được cấp ủy, chính quyền huyện Đà Bắc quan tâm, đầu tư, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.



Các vườn ươm trên địa bàn huyện Đà Bắc đảm bảo cung cấp đủ giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng năm 2020. Ảnh chụp tại vườn ươm của gia đình anh Phạm Văn Kiên, xóm Mít, xã Tân Minh.

Rừng được trồng tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó, trồng tập trung nhiều ở xã Tú Lý, Toàn Sơn, thị trấn Đà Bắc… Năm nay, huyện đề ra kế hoạch trồng 800 ha rừng. Qua nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu, một số cây lâm nghiệp được chọn để trồng là keo, dổi, mỡ, bồ đề…

Nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2020, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về vai trò, tác dụng, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng đối với môi trường và cuộc sống. Ngay sau khi hoàn thành khai thác rừng năm 2019, cán bộ kiểm lâm đã hướng dẫn người dân phát dọn thực bì đảm bảo an toàn. Phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký diện tích trồng rừng để huyện có phương án chuẩn bị cây giống chất lượng, sẵn sàng phục vụ trồng rừng khi điều kiện thuận lợi. Tổ chức tập huấn hướng dẫn bà con trồng đúng kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc, đảm bảo kế hoạch trồng rừng đạt cả 3 tiêu chí về diện tích, chất lượng, đúng khung lịch thời vụ.

Anh Phạm Văn Kiên, chủ vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại xóm Mít, xã Tân Minh chia sẻ: Để đảm bảo cung cấp giống cho người dân trên địa bàn huyện, ngay từ giữa năm 2019, vườn ươm của chúng tôi đã xây dựng kế hoạch ươm giống cây với mục tiêu phải đảm bảo tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, không bị sâu bệnh. Trên cơ sở các hộ dân và lâm trường đăng ký mua cây giống từ cuối năm 2019, gia đình tôi có kế hoạch ươm cây giống để tránh tình trạng thừa giống không bán được. Năm nay, cơ sở tôi ươm hơn 40 vạn cây gồm mỡ, keo… Giá của cây giống ổn định. Giống keo thường có giá 500 đồng/cây; keo Úc giá 1.000 đồng/cây. Hiện tại, giống keo Úc phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Đà Bắc, giá trị kinh tế cao nên người dân lựa chọn trồng nhiều.

Ngay sau Tết Nguyên đán, không khí trồng rừng diễn ra sôi nổi trên toàn huyện với phong trào Tết trồng cây. Phong trào nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, nhân viên và người dân trên địa bàn. Dịp Tết trồng cây, huyện trồng được 51.150 cây lâm nghiệp các loại. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 100 ha rừng.

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Huyện đặt mục tiêu đến cuối tháng 9 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2020. Chính vì vậy, thời gian tới, huyện tăng cường công tác giám sát tiến độ trồng rừng tại từng địa phương, địa phương nào có tiến độ trồng rừng chậm, khả năng khó đạt kế hoạch phải tìm giải pháp khắc phục ngay để đảm bảo tiến độ đề ra. Các hộ đã đăng ký trồng rừng phải chấp hành theo đúng quy trình kỹ thuật, từ việc lựa chọn giống, mật độ trồng, cách bón phân để tránh tình trạng cây trồng bị chết. Đối với những cây bị chết phải trồng dặm ngay khi thời tiết thuận lợi.


Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục