(HBĐT) - Nghề khai thác thủy sản trên sông Đà đã giúp người dân xã Thung Nai (Cao Phong) tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Vì vậy, cách đây hơn 20 năm, người dân nơi đây đã tận dụng diện tích mặt hồ trên sông Đà để nuôi cá lồng. Các loại cá do người dân và doanh nghiệp nuôi tại Thung Nai luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chất lượng thịt chắc, thơm ngon. Nhờ vậy, sản phẩm cá sạch Thung Nai được nhiều người biết đến. 


Gia đình anh Nguyễn Xuân Sang, xóm Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) nuôi hơn  20 lồng cá, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Xuân Sang, xóm Nai chia sẻ: Hiện, gia đình tôi nuôi hơn 20 lồng cá, chủ yếu là cá lăng. Nuôi cá lăng nhàn, không vất vả mà giá trị kinh tế cao. Kinh nghiệm của tôi cho thấy khâu quyết định thành công của nuôi cá lăng là cách thiết kế lồng. Cá lăng cần diện tích lồng rộng, thông thoáng để phát triển. Mỗi lồng cá phải rộng khoảng 36 m2. Tôi sử dụng tỏi trộn với ngô, sắn, tôm tép tự nhiên cho cá ăn vừa phòng dịch, vừa cho chất lượng cá chắc thịt, thơm ngon. Thị trường và giá bán cá lăng ổn định nên sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm gia đình tôi lãi khoảng 300 triệu đồng. Dự kiến năm nay, nếu thời tiết thuận lợi, gia đình tôi lãi 400 triệu đồng.

Toàn xã Thung Nai hiện có 337 lồng cá, trong đó 221 lồng cá của hộ dân, 116 lồng cá của các doanh nghiệp. Sản lượng trung bình một lồng cá đạt khoảng 1,2 tấn. Cá lồng được nuôi tập trung tại xóm Mới và xóm Nai. Các loại cá chủ yếu là trắm, lăng, rô phi đơn tính.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực để giúp người dân phát triển nuôi cá lồng. Giai đoạn 2016 – 2018, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân hỗ trợ 2 gia đình hội viên vay vốn để nuôi cá lồng, mỗi hộ 25 triệu đồng. Giai đoạn 2018 – 2020, Quỹ tiếp tục hỗ trợ 5 hộ nuôi cá lồng vay vốn, mỗi hộ 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, chính quyền xã hỗ trợ kinh phí đóng lồng cá và cá giống cho hộ nuôi cá lồng. Xã phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho đàn cá, áp dụng KH-KT vào nuôi thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm. Cấp ủy, chính quyền và người dân đặt mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu "cá sạch Thung Nai”. Để cá chắc thịt, thơm ngon, người dân tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cám gạo, ngô, lá sắn, cỏ tự nhiên cho cá ăn. Ngoài ra, phòng dịch bệnh cho cá bằng cách sử dụng tỏi giã nát trộn với thức ăn, buộc lá xoan ở 4 góc của lồng cá. Vào mùa nước lên kéo lồng ra xa bờ khoảng vài mét tránh trường hợp cá ăn phải cỏ ven bờ bị thối.

Cá Thung Nai chắc thịt, thơm ngon nên tư thương rất thích mua. Bên cạnh đó, chính quyền xã định hướng phát triển nuôi cá lồng kết hợp với phát triển du lịch nên thị trường tiêu thụ cá tương đối ổn định. Mặc dù cá Thung Nai có giá cao hơn so với địa phương khác nhưng người người tiêu dùng vẫn ưa chuộng. Cá lăng bán với giá 100 nghìn đồng/kg, cá trắm đen 150 nghìn đồng/kg, trắm cỏ 80 nghìn đồng/kg. Nuôi cá lồng đem lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần trồng ngô, lúa, đánh bắt thủy sản. Nuôi cá lồng giúp nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đồng chí Bùi Thị Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Để phát triển thương hiệu "cá sạch Thung Nai” chính quyền địa phương tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm; kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị để tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, xã đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thông qua việc tổ chức tour đưa khách du lịch từ xóm Tiện tới thăm quan mô hình nuôi cá lồng trên sông Đà. Trong năm nay, xã phấn đấu thành lập HTX nuôi trồng thủy sản với khoảng 15 - 20 hộ tham gia, nhằm tạo sự liên kết từ khâu chăm sóc tới tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền xã sẽ phối hợp với Hội Nông dân huyện để hoàn thành đăng ký tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá Thung Nai.


 Thu Thủy

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục