(HBĐT) - Năm 2020, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.071.825 triệu đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.560.825 triệu đồng, trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công năm 2020 là 3.948.805 triệu đồng. Đến cuối tháng 4, kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án là 3.722.568 triệu đồng. Số vốn chưa được giao chi tiết là 226.237 triệu đồng.


Năm 2020, dự án đường kết nối từ QL6 đến đường Chi Lăng kéo dài (TP Hòa Bình) được bố trí vốn 205 tỷ đồng. Dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công, là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, đến ngày 20/4, VĐTC giải ngân được 367,3 tỷ đồng, chỉ đạt 9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân được 296,6 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch vốn của Thủ tướng Chính phủ giao, 15% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh; riêng vốn giao theo tiêu chí giải ngân được 203,2 tỷ đồng, đạt 34% vốn của Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh giao. Tuy nhiên, vốn T.Ư mới giải ngân được 70,7 tỷ đồng, đạt 4% kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ các chương trình mục tiêu giải ngân được 61,7 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch; vốn nước ngoài giải ngân 185 triệu đồng; vốn các chương trình MTQG giải ngân 8,8 tỷ đồng, đạt 1% kế hoạch.

Kết quả giải ngân kế hoạch VĐTC 4 tháng đầu năm nay của tỉnh đạt rất thấp, so với cùng kỳ năm 2019 tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn 17%. Theo đánh giá của Sở KH&ĐT, nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư từ thu sử dụng đất (SDĐ) và nguồn thu xổ số kiến thiết giải ngân phụ thuộc vào nguồn thu. Song, trong 4 tháng qua, nguồn thu đạt thấp, vì vậy chưa có vốn cấp cho các dự án theo kế hoạch giao để thực hiện. Các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho dự án quan trọng quốc gia, chưa đủ điều kiện giao vốn để thực hiện, do đang trình Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào kế hoạch ĐTC trung hạn. Một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân VĐTC được giao, có tâm lý để dồn thanh toán vào cuối năm. 

Trao đổi tình hình giải ngân VĐTC tại cuộc họp của UBND tỉnh về vấn đề này, đồng chí Lê Hoài Thanh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh cho biết: Tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh, kể cả các dự án khởi công mới trong năm 2020 đạt thấp so với toàn quốc, một trong những nguyên nhân là do một số nhà thầu thực hiện tiến độ dự án chậm so với kế hoạch. KBNN tỉnh đề nghị, đối với các dự án chuyển tiếp, các chủ đầu tư, Ban quản lý tích cực đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh thi công và hoàn thiện hồ sơ, khi có khối lượng hoàn thành thì gửi Kho bạc để kiểm soát thanh toán kịp thời. Công tác GPMB các dự án cũng cần được thực hiện quyết liệt để giúp nhà thầu thi công. Đối với các dự án khởi công mới, đề nghị các chủ đầu tư, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để tiến hành giải ngân, tạm ứng với gói xây lắp và kịp thời thanh toán đối với gói tư vấn. Bên cạnh đó, đề nghị UBND tỉnh có những giải pháp quyết liệt hơn, các Ban quản lý, chủ đầu tư thu hồi nợ đọng quá hạn. Hiện nay, nợ quá hạn của các công trình lên tới hơn 101 tỷ đồng, đặc biệt có rất nhiều công trình, dự án để nợ đọng quá lâu.

Từ thực trạng giải ngân VĐTC, theo Sở KH&ĐT, hiện khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện kế hoạch vốn năm 2020 là dự toán nguồn thu SDĐ, kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu tiền SDĐ năm 2020 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao bằng nhau. Tuy nhiên, nguồn thu SDĐ phải trích lại cho ngân sách huyện điều tiết theo tỷ lệ quy định, do đó, phần vốn đầu tư từ nguồn thu SDĐ được giao trong kế hoạch ĐTC của tỉnh thấp hơn kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, làm ảnh hưởng đến việc cân đối bố trí vốn cho các dự án... Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kết quả thu NSNN năm 2020 của tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn, nguồn thu tiền SDĐ khó đạt mục tiêu, dẫn đến việc giảm chi đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, khiến kết quả giải ngân kế hoạch VĐTC năm nay khó đạt kế hoạch đề ra...

Đồng chí Quách Tất Liêm, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Hiện nay, các dự án chậm giải ngân chủ yếu do làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư rất chậm, nếu không có giải pháp giải quyết vấn đề này sẽ không thể giải ngân đảm bảo tiến độ giao vốn năm 2020. Ngoài ra, khi đã có khối lượng, đề nghị đẩy nhanh thủ tục nghiệm thu thanh toán để giải ngân. Các cấp, ngành chức năng cần quan tâm chỉ đạo thường xuyên việc thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về chỉ đạo, điều hành phát triển KT - XH năm 2020. Đến hết quý III, những dự án chậm giải ngân dưới 70%, nên xem xét báo cáo HĐND tỉnh điều chuyển cho các dự án có khối lượng đảm bảo cùng với chỉ tiêu vốn. Các chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13, ngày 4/10/2019 của UBND tỉnh về chấn chỉnh công tác quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng thuộc các dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh, bởi hiện nay có tình trạng gia hạn hợp đồng không đảm bảo theo Luật ĐTC.

Để đẩy mạnh giải ngân VĐTC, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư chủ động có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án, hoặc trong đền bù GPMB, đấu thầu... nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ khi có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với KBNN, không dồn vào cuối năm mới thanh toán. Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phải khẩn trương phê duyệt quyết toán, giải ngân hết số vốn cho các nhà thầu theo nội dung hợp đồng. Sớm hoàn thành thủ tục thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch vốn năm 2020. Kịp thời gửi hồ sơ các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để KBNN thực hiện ghi thu, ghi chi theo tiến độ thực hiện đảm bảo đúng quy định...


Hoàng Nga

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục