(HBĐT) - Từ ngày 30/6 - 31/8, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 7 hộ thuộc 4 xóm của 4 xã tại huyện Kim Bôi, gồm: Nuông Dăm, Sào Báy, Hùng Sơn, Mỵ Hòa. Tổng số lợn phải tiêu hủy 157 con, trọng lượng 10.385 kg. Trước diễn biến phức tạp của DTLCP, UBND huyện Kim Bôi đã, đang triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.


Hộ chăn nuôi lợn tại xóm Rộc, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) phun thuốc khử trùng phòng dịch tả lợn châu Phi. 

Ngày 14/6, tại xóm Dăm, xã Nuông Dăm xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại gia đình ông Bùi Văn Tịnh. Ngày 28/6, cơ quan chuyên môn lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, kết quả dương tính với DTLCP. Ngày 7/7, UBND huyện Kim Bôi ban hành Quyết định số 1829/QĐ-UBND về việc công bố DTLCP tại xã Nuông Dăm. Tổng số lợn mắc bệnh của hộ ông Bùi Văn Tịnh là 22 con, tương đương 610 kg lợn hơi. Tất cả số lợn mắc bệnh đều được tiêu hủy theo đúng quy định.

Ngày 31/7, UBND huyện công bố DTLCP tại xã Sào Báy; ngày 19/8, công bố dịch tại xã Hùng Sơn và ngày 20/8, công bố dịch tại xã Mỵ Hòa. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành trong thực hiện các giải pháp phòng, chống DTLCP, ngày 19/8, UBND huyện Kim Bôi ban hành Quyết định số 2179/QĐ-UBND, về việc công bố hết DTLCP trên địa bàn xã Nuông Dăm. Với tinh thần phòng hơn chống, cấp ủy, chính quyền xã Nuông Dăm tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở cơ sở để thực hiện các giải pháp phòng DTLCP, kiên quyết không để dịch bùng phát trở lại.

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Ngay sau khi DTLCP xuất hiện trên địa bàn huyện, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn có dịch huy động lực lượng công an, quân sự, thú y để lập chốt kiểm dịch. Các chốt trực 24/24h nhằm đảm bảo tất cả phương tiện ra vào địa bàn đều được phun hóa chất tiêu độc, khử trùng. Tăng cường kiểm soát tại các chốt kiểm dịch tạm thời của huyện, các chốt tại xã đang có dịch để ngăn chặn việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn nghi mắc DTLCP. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm đối với các hộ xuất hiện lợn ốm, chết. 100% lợn mắc DTLCP phải tiêu hủy.

Gia đình ông Bùi Văn Toán, xóm Sào Bắc, xã Sào Báy là một trong những hộ chịu thiệt hại nặng nề do DTLCP gây ra. Ông Toán chia sẻ: Gia đình tôi đã phải tiêu hủy tới 101 con lợn, tương đương 8.480 kg lợn hơi. Trong đó có 18 con lợn nái, 40 con lợn đực giống và 96 con lợn thịt. Chăn nuôi lợn là nguồn thu nhập chính của gia đình. Nhìn đàn lợn cứ lần lượt bỏ ăn rồi lăn ra chết tôi rất xót xa, tiếc nhất là số lợn nái. Gia đình tôi nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch như tiêu hủy số lợn chết; rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng chuồng trại; không sang hàng xóm chơi để tránh lây lan ra các hộ chăn nuôi khác. 

Không chỉ gia đình ông Bùi Văn Toán mà hộ các ông: Lý Sinh Phòng, Lý Sinh Ngoan, Phùng Đăng Hoa, Phùng Ngọc Quý ở xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn đã phải tiêu hủy tổng 645 kg lợn bị mắc DTLCP. Thiệt hại do DTLCP gây ra rất lớn cho người dân. Nhiều hộ phải vay ngân hàng để chăn nuôi giờ trắng tay, không biết vay tiền ở đâu để trả ngân hàng. Người dân càng lo lắng hơn khi chưa có vacxin phòng và chữa cho lợn mắc DTLCP.

Đến thời điểm này, các xã: Hùng Sơn, Sào Báy, Mỵ Hòa đã, đang triển khai quyết liệt các biện pháp phòng dịch. Chốt kiểm dịch tại địa bàn có dịch hoạt động 24/24h, bất cứ phương tiện nào qua lại đều được phun thuốc khử trùng. Hộ chăn nuôi lợn nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo.

 Đồng chí Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết thêm: Trong thời gian tới, để hạn chế thấp nhất thiện hại do DTLCP gây ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện tiếp tục phối hợp cơ quan chuyên môn kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn, các chốt kiểm dịch tạm thời của huyện thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Các xã, thị trấn thông tin kịp thời, chính xác tình hình DTLCP. Cơ quan chức năng hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân không giấu dịch; không mua, bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh; không vứt lợn chết ra môi trường; khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân phải báo cáo với chính quyền và cơ quan chức năng để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Đồng thời, thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ, kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc ra vào địa bàn.


 Thu Thủy


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục