(HBĐT) - Với nguồn vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) chiếm trên 84,2% tổng dư nợ, đạt 8.725 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) luôn đóng vai trò chủ lực thực hiện các chương trình, phát triển KT-XH khu vực nông thôn, đồng thời, góp phần tích cực đẩy lùi "tín dụng đen" vùng nông thôn.


Agribank Chi nhánh Cao Phong đáp ứng đủ vốn tới người nông dân phát triển vùng cây ăn quả có múi.

Những năm qua, Agribank Hòa Bình xác định không đứng ngoài cuộc, luôn quyết liệt triển khai nhiều hành động cụ thể nhằm đẩy lùi nạn "tín dụng đen" vẫn len lỏi ở các khu vực nông thôn, biến tướng dưới nhiều hình thức. Cụ thể, Agribank Hòa Bình đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên… thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo đánh giá, chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn ngày càng được nâng cao, hiệu quả vốn vay được các cấp Hội phát huy tối đa. Thông qua tổ vay vốn, Agribank Hòa Bình đã tạo được thế mạnh cho vay trong lĩnh vực NNNT. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu và giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, từ đó, chất lượng tín dụng được nâng lên. Thông qua các tổ vay vốn cũng đã tiết kiệm, giảm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng. Thống kê tính đến cuối tháng 9/2020, tổng dư nợ của Agribank Hòa Bình trên toàn địa bàn đạt 10.591 tỷ đồng, tăng 110 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT đạt 8.725 tỷ đồng, chiếm trên 84,2% tổng dư nợ, với 62.309 khách hàng cá nhân và gần 500 khách hàng pháp nhân.

Theo đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng cấp trên, những năm qua, Agribank Hòa Bình đã triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, xa của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế ảnh hưởng của "tín dụng đen", cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn.

Mục tiêu của Agribank Hòa Bình ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng với độ phủ rộng, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, sẵn sàng chủ động mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay NNNT.

Bên cạnh đó, Agribank Hoà Bình luôn đổi mới phương thức, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để hạ lãi suất hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc phát triển "tam nông”.

Trong những tháng cuối năm 2020, Agribank Hoà Bình vừa tìm cách thích ứng với tình hình dịch bệnh còn nhiều phức tạp, vừa triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục chủ động nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình KT-XH, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong cho vay vốn, nâng cao tiếp cận vốn của người nghèo, người có thu nhập thấp khu vực nông thôn, góp phần hạn chế việc người dân tìm đến các nguồn vốn không chính thức.

Cũng theo đồng chí Phạm Kiên Cường, với vai trò là ngân hàng chủ lực trong triển khai chính sách tín dụng về phát triển NNNT, Agribank Hòa Bình cam kết chủ động về nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qua đó, đóng góp tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, nâng cao đời sống người dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở khu vực nông thôn, góp phần cải thiện môi trường sống, mang đến diện mạo mới, bền vững cho bức tranh NNNT toàn tỉnh.


Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục