(HBĐT) - Với quan điểm xuyên suốt, đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã có những hành động cụ thể, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn về các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng (GPMB) để các dự án triển khai bảo đảm tiến độ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.


Công ty CP Lạc Thủy hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Là huyện "miền xuôi” có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên sơn thủy hữu tình, môi trường chưa bị tác động nhiều, những tuyến giao thông trọng yếu kết nối với các vùng kinh tế năng động như Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình là cơ hội lớn để Lạc Thủy thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ, công nghiệp theo quy hoạch. 

Đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy cho biết: Thực hiện quan điểm phát triển các lĩnh vực có lợi thế đặc thù, nhất là du lịch, dịch vụ, thu hút các dự án phát triển công nghiệp ít có tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Cấp ủy, chính quyền huyện không "ngồi chờ” nhà đầu tư, mà chủ động đến làm việc với các nhà đầu tư, giới thiệu tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư; phối hợp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án. Huyện đã chủ động phối hợp với bộ, ngành và các đơn vị ở địa phương thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Qua đó đã huy động hàng trăm tỷ đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Nhiều dự án hạ tầng quan trọng được đầu tư như: hạ tầng du lịch Phú Lão, chùa Tiên, khu di tích Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê; dự án đường kết nối xã Đồng Tâm sang khu du lịch Bái Đính - Ninh Bình… mở ra cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh phát triển du lịch, thương mại, đô thị của huyện. 

Bên cạnh đó, huyện cũng giao nhiệm vụ cho người đứng đầu, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các giải pháp cải cách hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp sau khi được đăng ký triển khai đầu tư… Địa bàn huyện có nhiều dự án trọng điểm được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ tạo cơ hội bứt phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh như: Dự án Nhà máy sản xuất vôi và  bột nhẹ Xuân Thiện tại xã Yên Bồng, tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng; dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Lão, tổng mức đầu tư 676 tỷ đồng; dự án khu du lịch tâm linh xã Phú Lão, tổng mức đầu tư khoảng 3.123 tỷ đồng; dự án khu tổ hợp thể thao - văn hoá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ sản ở xã Đồng Tâm, tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng... 

Đến nay, huyện có khoảng 53 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn khoảng 18.000 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ... Trong đó, khoảng 55% dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bước đầu đóng góp vào NSNN, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các dự án còn lại đang thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, GPMB cơ bản theo tiến độ cam kết. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đặt mục tiêu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh thu hút 60 dự án đầu tư vào địa bàn, tổng vốn đăng ký 20.000 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng… Để thực hiện mục tiêu này, huyện tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án trên địa bàn. Trong đó, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hệ thống chính trị trong GPMB, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Phối hợp các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch phát triển KT-XH, đồng bộ các quy hoạch lĩnh vực để làm cơ sở huy động nguồn lực thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Tâm sau khi mở rộng diện tích lên 73,97 ha, hoàn thiện đầu tư những hạng mục còn thiếu hạ tầng cụm công nghiệp Phú Thành II. Trên cơ sở đó thu hút các nhà đầu tư các dự án vào các cụm công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện trong việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư trên địa bàn huyện; thu hút đầu tư xây dựng 2 khu thương mại hoạt động đa chức năng tại thị trấn Chi Nê và thị trấn Ba Hàng Đồi; kêu gọi đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng, resort...


Lê Chung

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục