(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh, được thành lập theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP, ngày 27/10/2006 của Chính phủ. Năm 2020, ghi dấu ấn đặc biệt khi thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện Kỳ Sơn vào thành phố. Nhiệm vụ chiến lược này tạo vị thế cho thành phố phát triển mạnh mẽ hơn. Thành phố Hòa Bình nay không chỉ có diện mạo mới với diện tích tự nhiên tăng lên 348,65 km2, quy mô dân số trên 135.000 người, Đảng bộ có 70 tổ chức cơ sở Đảng với trên 11.000 đảng viên, mà lòng người cũng phơi phới niềm tin vào một đô thị xứng tầm trung tâm của tỉnh.


Thành phố Hòa Bình huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ để hoàn thiện tiêu chí đô thị loại II.

Niềm tin bứt phá để hiện thực hóa mục tiêu đó có cơ sở, nền tảng là Đảng bộ thành phố đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Trong 5 năm, tổng nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH từ NSNN đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 9% so với nhiệm kỳ trước. Nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo những tiền đề cơ bản như: đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình giai đoạn I; cầu Hòa Bình 3; Quảng trường Hòa Bình, dự án Shophouse Vincom... Kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị tương đối đồng bộ, chất lượng. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu dân sinh. Hệ thống cấp, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh đô thị được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Mạng lưới y tế bao phủ rộng khắp (2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 trung tâm y tế, hàng chục cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập). Quy mô trường, lớp được mở rộng; các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng; có 68 trường mầm non, tiểu học và THCS; 199 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố.

Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phát triển KT-XH; đạt và vượt 19/19 chỉ tiêu Nghị quyết BCH Đảng bộ thành phố đề ra. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng vượt kế hoạch, là những điểm sáng: Thu NSNN đạt 597 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 76%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,28%... Đây cũng là năm đặc biệt của thành phố khi tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng 79 dự án, tổng số tiền đã phê duyệt 390 tỷ đồng, kinh phí chi trả 310 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với năm 2019. Công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có bước đột phá. Chỉ số và xếp hạng tổng thể mức độ chính quyền điện tử và điều kiện sẵn sàng của chính quyền điện tử vươn lên vị trí thứ nhất. Số hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 toàn thành phố chiếm 29,3%, cao nhất khối huyện, thành phố.

Với những tiền đề quan trọng đó, cùng với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được ban hành, với 6 chương trình cụ thể, niềm tin bứt phá đang lan tỏa. Trong mỗi chương trình trên các lĩnh vực đều xác định mục tiêu, chỉ tiêu, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng. Trong đó có các chương trình đưa ra giải pháp cho những tiêu chí còn thiếu của đô thị loại II về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tín hiệu vui ngay từ đầu năm là ngày 12/1 vừa qua, Ủy ban TVQH ban hành Nghị quyết số 1189/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập phường Quỳnh Lâm và phường Trung Minh. Thành phố phấn đấu thành lập phường Mông Hóa trong năm 2023.

Sau đại hội Đảng bộ, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch phát triển KT-XH và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2021-2025. Bí thư Thành ủy Ngô Ngọc Đức cho biết: Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, hiện thực mục tiêu đề ra, thành phố chỉ đạo các chi, Đảng bộ quán triệt, triển khai nghị quyết, chương trình hành động đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân; xác định rõ khâu tổ chức thực hiện, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Trong đó, đối với giải pháp về vị trí và tính chất đô thị, bên cạnh việc xác định TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, cần cụ thể hóa vị trí, tính chất của thành phố trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội và là trung tâm vùng Tây Bắc, đô thị cửa ngõ, cầu nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hoạt động “tín dụng đen”

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh vừa ký ban hành Công văn số 1694/UBND-NVK, ngày 28/9/2023 chỉ đạo việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hoạt động "tín dụng đen” (TDĐ).

Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN), những tháng cuối năm 2023, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SXKD), đẩy nhanh giải quyết các thủ tục về đấu giá quyền sử dụng đất.

Doanh nghiệp đón xu hướng mới

Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống con người trong quy mô toàn cầu. Cùng đó, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng suy nghĩ và lựa chọn nhiều hơn về sống xanh, lối sống bền vững.

Xăng giảm giá mạnh, có loại giảm gần 1.000 đồng/lít

Sau chuỗi ngày tăng giá, từ 15 giờ ngày 2/10, xăng giảm giá mạnh theo xu hướng thế giới, xăng RON95 giảm 906 đồng/lít, xuống mức 24.842 đồng/lít.

Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục