(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước tỉnh vừa có Công văn số 227/HBI-TTGSNH, ngày 1/4/2021 gửi các ngân hàng, tổ chức tín dụng (NH, TCTD) trên địa bàn về việc chấn chỉnh hoạt động cho vay các giao dịch có nguy cơ rủi ro cao.
Ảnh minh hoạ.
Theo đó, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, các NH trên địa bàn đã chủ động triển khai quyết liệt nhiều giải pháp mở rộng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu SX-KD và phục vụ đời sống cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, góp phần tạo công ăn, việc làm ổn định đời sống Nhân dân, đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đang có hiện tượng giao dịch, kinh doanh hoa lan đột biến (LĐB) gen với giá trị rất lớn, có một số giao dịch lên đến hàng tỷ, chục tỷ đồng/1kie.
Qua phản ánh của một số lãnh đạo huyện, thành phố, nhiều hộ gia đình đã thế chấp đất đai, nhà, tài sản để vay tiền TCTD tham gia góp vốn cho một số người kinh doanh hoa lan, việc góp vốn kinh doanh hoa LĐB gen bất bình thường có thể sẽ mang lại nhiều rủi ro và kéo theo những hậu quả khó lường về ANTT, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (Công văn số 555-CV/VPTU ngày 24/3/2021 của Tỉnh ủy), Ngân hàng Nhà nước tỉnh yêu cầu các NH, TCTD trên địa bàn tập trung triển khai thực hiện một số nội dung như sau:
Chỉ đạo các phòng, ban nghiệp vụ (phòng quan hệ khách hàng, phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ) kiểm tra, rà soát lại các hợp đồng tín dụng của các hộ SX-KD, tập trung vào địa bàn đang có phong trào trồng hoa lan và các giao dịch mua bán hoa LĐB gen, phát hiện kịp thời khách hàng sử dụng vốn vay đầu tư vào lĩnh vực này để cảnh báo rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng; kiểm soát chặt chẽ các dự án vay vốn mới, trong quá trình thẩm định phải phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, tổ dân phố, thôn, xóm... để nắm bắt thông tin cơ bản của dự án và chủ dự án, thận trọng khi đầu tư vốn vào các dự án nêu trên;
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm cam kết Hợp đồng tín dụng, sử dụng vốn vay sai mục đích, không hiệu quả, có nguy cơ thất thoát vốn vay, áp dụng các biện pháp, chế tài xử lý phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn vốn vay NH;
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kết hợp nắm bắt thông tin từ các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên NH liên quan đến các giao dịch mua, bán hoa lan bất bình thường nêu trên hoặc có hành vi thông đồng với các đối tượng lợi dụng mua, bán hoa LĐB gen để lừa đảo.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh đề nghị các NH, TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc yêu cầu trên, báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước tỉnh những vấn đề mới phát sinh để phối hợp với các cơ quan chức năng có các biện pháp xử lý phù hợp.
H.T
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.
Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.
(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.