(HBĐT) - Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND, ngày 28/8/2017, được điều chỉnh tại Quyết định số 2937/QĐ-UBND, ngày 26/12/2019, với tổng khối lượng thực hiện 977 km. Tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng. Tổng số km đường giao thông nông thôn được cứng hoá bằng bê tông xi măng và đá dăm láng nhựa giai đoạn 2017 - 2020 là 1.061 km, tổng kinh phí trên 2.300 tỷ đồng.

Đề án thực hiện lồng ghép với chương trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, 135... cơ bản đã hoàn thành,khối lượng hoàn thành vượt 84 km so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hoá, bê tông hoá tăng từ 36,43% cuối năm 2016 lên 57% cuối năm 2020.

Các tuyến đường giao thông nông thôn có yêu cầu kỹ thuật không cao, có thiết kế mẫu, được thực hiện bằng hình thức "Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân tự làm", hiệu quả kinh tế cao, giảm gánh nặng đầu tư xây dựng đường giao thông cho ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện đề án góp phần nâng cao ý thức xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của Nhân dân.

Tuy nhiên,nguồn kinh phí hỗ trợ cho đề án từ ngân sách địa phương còn hạn hẹp;công tác huy động nguồn lực ở một số xã khó khăn; việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với các tuyến đường huyện, xã chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tuyến đường nhanh bị xuống cấp sau đầu tư xây dựng.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích kết quả đạt được, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đề án. Đồng thời đề xuất, kiến nghị một số vấn đề nhằm thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành trong thời gian tới. 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Giao thông nông thôn là lĩnh vực rất quan trọng trong phát triển KT-XH ở địa phương, vì vậy, việc ban hành đề án rất cần thiết và hợp lòng dân, đây cũng là một trong những đề án thành công của tỉnh thời gian qua.

Thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung xây dựng Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 gắn với thực tiễn, trong đó, phát huy vai trò của các địa phương trong việc thực hiện, triển khai đề án và huy động sự đóng góp tích cực từ các doanh nghiệp,người dân.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quan tâm đến công tác khen thưởng trong thực hiện đề án. Huy động sự vào cuộc của các cấp,ngành, địa phương gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, dành nguồn lực thực hiện thành công đề án trong giai đoạn tới. 


Hồng Trung

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục