(HBĐT) - Cuối tháng 5 là đợt cao điểm để nông dân huyện Cao Phong thu hoạch mía trắng. Tuy nhiên, tại các cánh đồng từ Tây Phong, Nam Phong, Dũng Phong tới những sườn đồi của xã Thạch Yên…, mía trắng vẫn bạt ngàn mà không có bóng dáng của tư thương tới thu mua. Người dân lo lắng khi mùa mưa kèm dông lốc đến, cây mía dễ bị đổ, nguy cơ thua lỗ rất cao.


Những cơn mưa đầu mùa kèm gió khiến mía trắng tại nhiều địa phương huyện Cao Phong đổ ngả nghiêng. Ảnh chụp tại xã Dũng Phong.

Cặm cụi bóc lá và dựng mía bị đổ sau mấy trận mưa đầu mùa vừa qua, chị Bùi Thị Mức, xóm Đồng Nhất, xã Dũng Phong trăn trở: Mới có mấy trận mưa kèm gió đầu mùa đã khiến diện tích mía trắng của gia đình đổ la liệt. Nhà tôi có khoảng 5.000 cây mía trắng loại 1 to, đẹp, như mọi năm là bán xong từ đầu tháng 4 với giá khoảng 5.000 đồng/cây. Tuy nhiên, giờ đã là cuối tháng 5 mà chưa có tư thương đến hỏi mua, cứ tình hình này gia đình sẽ phải thuê người đến dọn vườn bỏ mía đi, vì mía đã bị đổ không tiêu thụ được ngay sẽ bị hỏng. Chúng tôi mong các cấp, các ngành tìm kiếm thị trường tiêu thụ mía giúp người dân.

Những năm trước, dù giá mía đắt hay rẻ thì không khí mua bán mía tại chợ nông sản xóm Bảm, xã Tây Phong vẫn diễn ra sôi động. Hiện, thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng chợ mía đìu hiu, vắng vẻ. Cả chợ chỉ có vài hộ dân mang mía ra bán mà cũng không có khách mua. Đối với diện tích mía xấu, cây nhỏ, nông dân đành phải chặt bán cho những trang trại chăn nuôi gia súc lớn với giá 10.000 đồng/bó, mỗi bó khoảng 15 - 20 cây. Với giá này người nông dân phải bù lỗ.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, toàn huyện có trên 1.600 ha mía trắng. Đến thời điểm này, mới có khoảng 25% diện tích mía được tiêu thụ. Mía trắng là cây trồng chủ lực của huyện Cao Phong, là cây xóa đói, giảm nghèo đối với nông dân các xã Dũng Phong, Tây Phong, Thạch Yên… Cao Phong nổi tiếng là vùng trồng mía có chất lượng tốt. Cây mía to, dóng dài, màu vàng óng, nước thơm và có vị ngọt đậm nên tư thương tại các tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng rất ưa chuộng, có năm mía bán tại vườn với giá 6.000 - 7.000 đồng/cây. Tuy nhiên, năm nay, giá mía trắng chỉ khoảng 2.000 - 2.500 đồng/cây. Nông dân nơm nớp nỗi lo mưa gió dẫn tới mía bị đổ sẽ trắng tay.

Xã Thạch Yên là địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện. Đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã có 148 ha mía, đến nay mới chỉ tiêu thụ được khoảng 7,5 ha, giá bán từ 2.000 - 4.000 đồng/cây, tư thương cũng chỉ chọn chặt những cây mía loại 1 to, cao, thẳng. Từ năm ngoái, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sức tiêu thụ mía của địa phương nhưng năm nay còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, năm ngoái có thời điểm nông dân bán được với giá 5.000 - 7.000 đồng/cây. Năm nay giá rẻ nhưng người mua rất ít, thi thoảng mới có người đến hỏi xong lại đi và không quay lại.

Lý giải về nguyên nhân khiến mía trắng rớt giá, tiêu thụ chậm, đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thị trường tiêu thụ mía trắng của huyện chủ yếu được tư thương các tỉnh phía Bắc tới mua. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay dịch Covid-19 bùng phát trở lại, các lễ hội không tổ chức, điểm du lịch dừng hoạt động, sức tiêu thụ nước mía sụt giảm trầm trọng. Việc thu mua mía chậm khiến nông dân đứng ngồi không yên khi thời tiết ngày thì nắng nóng gay gắt, chiều lại thường xuyên xuất hiện mưa dông làm mía bị đổ rạp, nếu không bán được ngay sẽ hỏng. Đặc biệt, việc tiêu thụ chậm như hiện nay còn ảnh hưởng đến vụ mía năm sau, bà con không giải phóng được mía đúng thời vụ sẽ không trồng mới được, nếu để mía lưu gốc chuyển vụ cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng mầm mía vụ sau. Trước tình trạng tiêu thụ mía trắng gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo nông dân thường xuyên bóc lá già để khi xảy ra mưa kèm gió hạn chế được tình trạng mía bị đổ. Cấp ủy, chính quyền huyện đang nỗ lực tìm thị trường tiêu thụ mía giúp đỡ nông dân vượt qua khó khăn.


Thu Thủy


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục