(HBĐT) - Những năm qua, Đà Bắc là địa phương chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, nhất là tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa bão. Huyện đã chủ động các phương án để đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai khi mùa mưa bão đến.


Với địa hình có độ dốc cao nên tình trạng sạt lở đất thường xuyên xảy ra trên đường tỉnh 433 và các xã của huyện Đà Bắc trong mùa mưa bão. Ảnh chụp đoạn qua xã Tân Minh.

Với địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, dân cư phân bố ở các sườn đồi nên trên địa bàn huyện, nguy cơ sạt lở đất là mối lo hàng đầu trong mùa mưa bão. Thực tế, kể từ trận mưa lũ lịch sử vào tháng 10/2017 khiến nhiều hộ phải di dân tái định cư. Những năm qua, tình trạng sạt lở đất vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện trong mùa mưa bão. Theo thống kê của UBND huyện, hiện toàn huyện có khoảng 170 điểm với trên 600 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá và lũ quét. Trong những năm 2018 - 2020, huyện đã di chuyển đến nơi ở mới 70 hộ, với 255 nhân khẩu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao theo hình thức xen ghép tại các xã: Trung Thành, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Tân Minh và Nánh Nghê. Năm 2021, huyện đang triển khai dự án xây dựng khu tái định cư tập trung xã Mường Chiềng nhằm di dời, ổn định chỗ ở cho 68 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao tại các xóm: Tuổng Bãi, Tuổng Đồi, Đầm Phế. Kinh phí thực hiện dự án này đã được T.Ư hỗ trợ 3 tỷ đồng. Dự kiến, đến đầu tháng 10 tới cơ bản bàn giao các lô đất khu tái định cư cho 68 hộ dân di chuyển đến.

Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn đều có nguy cơ về sạt lở đất, đặc biệt là các xã: Nánh Nghê, Tân Minh, Đoàn Kết, Tân Pheo. Còn nhớ, đầu tháng 8/2019, Tân Minh là một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề sau trận mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3. Khi đó, về xã vùng III này, nhiều tuyến đường liên xóm bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị chia cắt; gần 10 ha hoa màu, cây cối bị thiệt hại. Tình trạng sạt lở đất khiến 2 ngôi nhà của hộ dân xóm Cò Phày bị hư hỏng phải di dời khẩn cấp, 35 hộ khác bị sạt lở đất từ taluy vào nhà. Năm 2020, mặc dù những thiệt hại do thiên tai gây ra giảm nhẹ so với trước, nhưng trên địa bàn xã vẫn còn nhiều điểm tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất.

Đồng chí Lò Văn Lại, Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết: Địa bàn xã có độ dốc lớn và nhiều suối nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Những năm qua, được sự quan tâm của cấp trên, một số hộ dân có nguy cơ sạt lở cao được di dời đến nơi ở mới an toàn. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hộ đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao trong mùa mưa bão. Một số tuyến đường vào xóm Diều Luông, Bống, Bồ thường xuyên xảy ra sạt lở taluy, gây cản trở giao thông. Xác định là địa bàn có nhiều nguy cơ bị thiệt hại trong mùa mưa bão nên thời gian qua, UBND xã đẩy mạnh công tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức, chủ động các biện pháp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Theo thống kê của UBND huyện về tiến độ di dân vùng ảnh hưởng bởi thiên tai, xã Tân Minh còn 73 hộ, với 309 nhân khẩu chưa được bố trí ổn định dân cư; toàn huyện là 606 hộ dân, với trên 2.400 nhân khẩu. Ngày 6/5/2021, UBND huyện ban hành Quyết định số 1581/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách rà soát các hộ dân nằm trong diện có nguy cơ sạt lở cao, lũ ống, lũ quét năm 2021. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ chiều ngày 11/6 đến tối ngày 13/6, trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Trận mưa lớn đã gây hư hỏng đối với một số cơ sở hạ tầng như đường giao thông, rãnh thoát nước. Đặc biệt, trên địa bàn xã Tân Minh có 3 hộ dân bị đất đá sạt lở làm hư hỏng nhà chính và nhà bếp; đất đá sạt lở vào chuồng làm 8 con lợn chết tại xóm Diều Luông, 1 ao cá bị nước lũ tràn vào phá bờ ao thiệt hại khoảng 150kg các loại. Tổng thiệt hại do trận mưa lớn vừa qua gây ra trên địa bàn huyện Đà Bắc ước tính khoảng 400 triệu đồng. Hiện nay, huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, cắm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí cơ sở vật chất của các xóm lân cận cho các hộ dân di chuyển đến khi có thiên tai xảy ra.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục