(HBĐT) - Với nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giúp phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho nông dân tham gia các dự án; hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tổ, nhóm liên kết, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành kênh tín dụng quan trọng, trợ giúp cho nông dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.


Lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân tỉnh thăm trang trại chăn nuôi của hội viên nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy).

Được sự quan tâm, đồng hành, hướng dẫn tận tình trong việc lựa chọn giống, ứng dụng KHKT của các cấp Hội Nông dân (HND), từ một hộ có hoàn cảnh chẳng mấy khá giả, ông Bùi Văn Nươn, xóm Cảng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) đã nỗ lực vươn lên trở thành hộ SX-KD giỏi tiêu biểu của xã, huyện cũng như trong tỉnh. Sở hữu trang trại với 40 con bò sinh sản, 20 lợn nái và 60.000 con gà, vịt, doanh thu từ chăn nuôi của gia đình ông Nươn đạt khoảng 800 triệu đồng/năm sau khi đã trừ các chi phí. Trở thành hộ SX-KD giỏi, ông có thêm nguồn lực để giúp đỡ những hội viên khó khăn. Từ thu nhập của gia đình, ông trích 30 triệu đồng hỗ trợ 2 hộ hội viên nghèo vay không tính lãi để phát triển sản xuất; ủng hộ công tác xã hội, từ thiện tại địa phương 3,2 triệu đồng/năm. Trang trại của ông tạo việc làm thường xuyên cho 12 - 15 lao động địa phương với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Đây chỉ là một trong hàng nghìn HVND được vay vốn Quỹ HTND, tham gia các dự án để phát triển kinh tế, XĐ-GN. Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND do HND tỉnh quản lý đạt trên 37,284 tỷ đồng, trong đó, nguồn T.Ư Hội trên 13,850 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cấp trên 10,25 tỷ đồng; ngân sách huyện 5,96 tỷ đồng; thu từ cán bộ, hội viên gần 7,1 tỷ đồng. Hàng năm, các cấp Hội đã hỗ trợ hàng trăm dự án, hàng nghìn hội viên xây dựng, nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh, huyện. Trong năm 2020, các cấp Hội đã cho vay trên 220 dự án, với khoảng 1.700 lượt hộ vay.

Cùng với đó, thông qua chương trình phối hợp giữa HND với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Với tổng dư nợ 3 ngân hàng trên 3.565.170 triệu đồng, thông qua 1.780 tổ vay vốn đã có gần 58.600 hộ hội viên được vay. Trong quá trình cho vay, Hội luôn khảo sát thực tế nhu cầu vay vốn của các hộ, ưu tiên những hộ có tinh thần trách nhiệm cao, có nhân lực, điều kiện để phát huy nguồn vốn. Đồng thời, Hội hướng dẫn hội viên xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHKT, công nghệ mới theo chuỗi giá trị, đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, hữu cơ... Chỉ đạo các cơ sở Hội vận động hội viên chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, duy trì, mở rộng diện tích những loại cây trồng phát huy hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Nhìn chung, các mô hình, dự án cho vay được đầu tư sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Hộ vay vốn được các cấp Hội tập huấn KHKT, coi trọng phương châm "vận động đi đôi với HTND” nhằm thu hút nhiều hội viên tham gia vào Hội. Nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nhiều lượt hội viên mở rộng quy mô SX-KD, tạo việc làm, tăng thu nhập, hạn chế được tình trạng vay nặng lãi, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, niềm tin của nông dân đối với tổ chức Hội cũng ngày càng được củng cố. Nhiều dự án được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế như: Trồng và chăm sóc cam tại xã Nam Phong (Cao Phong); trồng và chăm sóc cam, bưởi tại xã Phú Thành, chăn nuôi bò sinh sản tại xã Phú Lão (Lạc Thủy); chăm sóc bưởi đỏ ở xã Tử Nê (Tân Lạc); chăn nuôi bò vỗ béo ở xã Yên Trị (Yên Thủy); chăn nuôi bò sinh sản ở xã Mai Hịch, Xăm Khòe (Mai Châu)…

Thời gian tới, để phát huy hiệu quả nguồn Quỹ HTND, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cấp Hội tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức, quản lý nguồn vốn đúng quy định, thu hồi, luân chuyển vốn kịp thời. Nâng cao chất lượng việc lựa chọn mô hình xây dựng dự án cho vay theo tổ nhóm trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, gắn với quy hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời tuyên truyền, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, góp phần đẩy mạnh hoạt động công tác Hội và các phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi.


Thu Hằng


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục