(HBĐT) - Với tỷ trọng chiếm đến 70%, chăn nuôi nông hộ vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh. Tuy nhiên, những năm qua, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn với sự đe dọa của dịch bệnh và đầu ra bấp bênh của thị trường. Do đó, trong thời gian tới, người chăn nuôi mong muốn có được sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả kinh tế.


Với tỷ trọng chiếm đến 70%, chăn nuôi nông hộ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh. Ảnh chụp tại xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). 

Tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung trong trang trại, giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ (CNNH); đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và nông thôn. Đó là một trong những mục tiêu cốt lõi được nêu ra trong Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh cho biết: Những năm trở lại đây, việc phát triển chăn nuôi quy mô tập trung gia trại, trang trạng được người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng, phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Là địa bàn miền núi, từ lâu chăn nuôi được coi là nghề phụ nhưng lại đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Việc mua sắm tài sản có giá trị như xe máy, ti vi, tủ lạnh hay nuôi con ăn học đa số đều do tiền bán con trâu, con bò, con dê, con lợn mà có. Thực tế hiện nay, CNNH vẫn đóng vai trò quan trọng khi chiếm đến 70% tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Để nâng cao hiệu quả phát triển CNNH, tỉnh đã thực hiện một số chính sách, dự án, nổi bật là chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả CNNH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản như: Quy định về một số chính sách hỗ trợ, quyết định về việc bổ sung nguồn kinh phí cho các huyện, thành phố để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả CNNH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo Sở NN&PTNT hướng dẫn triển khai chính sách, tổng hợp dự toán nhu cầu kinh phí theo quy định để trình UBND tỉnh xem xét, đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách T.Ư. Theo đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY, qua rà soát, đã có hàng nghìn hộ đăng ký với tổng dự toán kinh phí hỗ trợ trên 44 tỷ đồng. Với chính sách này, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 50% giá trị của con giống hay công trình biogas; trong đó, 25% do T.Ư hỗ trợ, 25% do vốn đối ứng của địa phương, 50% còn lại do hộ dân đối ứng. Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh phí đối ứng của địa phương nên dù được kỳ vọng rất lớn, việc triển khai chính sách hỗ trợ chỉ đạt kết quả khiêm tốn. 

Năm 2018, tỉnh được T.Ư hỗ trợ 15 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả CNNH. Đến hết năm 2020, tổng kinh phí đã thực hiện giải ngân hỗ trợ 3,33 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ xây dựng bể biogas. Trong đó, huyện Lạc Thủy hỗ trợ 1,395 tỷ đồng, huyện Tân Lạc 225 triệu đồng, TP Hòa Bình 290 triệu đồng; huyện Mai Châu hỗ trợ mua con giống 650 triệu đồng; huyện Yên Thủy hỗ trợ 770 triệu đồng xây dựng bể biogas; huyện Đà Bắc hỗ trợ tại một số xã. Tất cả sự hỗ trợ nói trên đều từ nguồn kinh phí T.Ư, tỉnh chưa có kinh phí đối ứng. Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn chưa triển khai chính sách hỗ trợ phát triển CNNH vì không bố trí được nguồn kinh phí đối ứng.

Mặc dù việc triển khai chính sách hỗ trợ CNNH trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng theo đánh giá của ngành chức năng, chính sách trên đã góp phần đáng kể phát triển vật nuôi bản địa trong CNNH, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Cũng theo đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY, trong những năm tới, CNNH vẫn giữ vai trò quan trọng. Tuy vậy, hiện CNNH gặp nhiều khó khăn như trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi chưa cao, vấn đề môi trường chăn nuôi chưa đảm bảo, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh. Cùng với đó là những vấn đề về thị trường tiêu thụ, do đó, người chăn nuôi vẫn rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền, ngành hữu quan.  

Viết Đào

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục