(HBĐT) - Mặc dù dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã cơ bản được kiểm soát, nhưng các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) vẫn còn tâm lý lo sợ, chưa mạnh dạn tái đàn, nhất là trong bối cảnh giá lợn hơi đang giảm mạnh do những ảnh hưởng của dịch Covid-19.


Do lo ngại dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát, nhiều hộ chăn nuôi ở phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) còn e dè trong tái đàn lợn.

Đồng chí Bùi Thị Nhung, Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: Chăn nuôi lợn là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của phường. Hiện, tổng đàn lợn của phường khoảng hơn 1.300 con. Phần lớn các hộ nuôi với số lượng 10 - 30 con/hộ. Tại phường, HTX chăn nuôi đã đẩy mạnh tái đàn lợn sau dịch, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đa số tâm lý e dè, chưa dám tái đàn.

Gia đình anh Nguyễn Thành Tâm, tổ 2 là một trong những hộ bị thiệt hại do DTLCP. Anh Tâm cho biết: Nhà tôi có 3 chuồng lợn với tổng số 12 con, trong đó có 1 con lợn nái. Năm ngoái, do DTLCP, gia đình đã thiệt hại 2 con. Do sợ dịch có thể quay trở lại nên gia đình chỉ duy trì 10 con lợn còn lại, giảm còn 2 chuồng và không tái đàn. DTLCP chưa có vắc xin phòng bệnh nên gia đình tôi cố gắng phun thuốc tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại hàng ngày.

Tương tự như hộ anh Tâm, hộ ông Nguyễn Văn Bon, tổ 4 cũng e ngại tái đàn lợn vì lo sợ DTLCP có thể quay trở lại. Theo chia sẻ của ông, gia đình rất may mắn khi trải qua đợt dịch không bị chết con lợn nào. Nhờ khử khuẩn, vệ sinh chuồng trại tốt cũng như xây tường bao cao, vững chắc nên nhà ông vẫn giữ nguyên được đàn lợn 15 con. Tuy nhiên, thấy hàng xóm bị dịch bệnh làm mất sạch cả đàn 30 con, khiến gia đình ông cảm thấy lo ngại tái đàn thời điểm sau dịch.

Đồng chí Bùi Thị Nhung, Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết thêm: Nguyên nhân dẫn tới các hộ có tâm lý ái ngại việc tái đàn là do lo sợ DTLCP quay trở lại. DTLCP đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị, virus tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền bệnh đa dạng, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn giống đang ở mức khá cao cũng là nguyên nhân khiến hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn còn tâm lý e ngại trong việc tái đàn. Mặt khác, hầu hết chuồng trại chăn nuôi của các hộ dân đều chưa đảm bảo an toàn sinh học.

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, trong thời gian tới cần làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; quản lý chặt khâu ra vào, cách ly, khử khuẩn, khử trùng, tiêu độc. Kiểm tra, kiểm soát những hộ đảm bảo điều kiện mới được tái đàn. Khi tái đàn các hộ chăn nuôi cần tuân thủ đầy đủ khâu vệ sinh chuồng trại để hạn chế dịch bệnh phát sinh.


Mai Anh (TTV)


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục