(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lạc Sơn hiện có 25 cơ sở Hội (có 1 Hội khối 487), 255 chi hội với trên 8.000 hội viên. Phần lớn CCB hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội trở về địa phương hoàn cảnh gia đình đều khó khăn, ít người có lương, thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm, không có nghề nghiệp, sức khỏe yếu, bệnh tật, vết thương tái phát.



Mô hình cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao của cựu chiến binh Bùi Văn Tú, xóm Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn).

Đại đa số CCB thiếu kiến thức về kinh tế - kỹ thuật, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ. Nhưng phát huy phẩm chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", những năm qua, CCB huyện luôn nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm phấn đấu vươn lên chiến thắng đói nghèo, làm giàu chính đáng.

Theo giới thiệu của Hội CCB huyện, chúng tôi đến thăm hộ CCB Bùi Văn Tú, xóm Vành, xã Yên Phú. Đưa chúng tôi đi thăm khu vườn cây ăn quả của gia đình, CCB Bùi Văn Tú cho biết: Năm 1983 tôi nhập ngũ, năm 1986 xuất ngũ. Trở về địa phương, không có nghề nghiệp, không có nghề phụ, tôi mất nhiều năm loay hoay với bài toán phát triển kinh tế gia đình. Sau khi tìm hiểu, học hỏi, tôi nhận thấy cần phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát huy thế mạnh sẵn có là diện tích đất rộng. Nhận thấy hiệu quả của việc trồng cây có múi, năm 2016, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi đất trồng keo, vườn tạp sang trồng 1.000 gốc bưởi, 400 gốc cam lòng vàng, 700 gốc cam Canh, đầu tư nuôi gà thịt, lợn bản địa. Mô hình kinh tế của gia đình mỗi năm cho tổng thu trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động.

Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB huyện phối hợp chặt chẽ với Phòng NN&PTNT, một số ban, ngành của huyện tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) về phát triển kinh tế được 27 lớp, có 1.215 cán bộ, hội viên tham gia; tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường 5 lớp, 125 học viên; tập huấn nâng cao kiến thức vay vốn 16 lớp cho 480 cán bộ, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn. Ngoài ra, Hội động viên CCB tham dự các lớp tập huấn của các cấp chính quyền, đoàn thể và HTX tổ chức. Các cấp Hội cũng tổ chức nhiều buổi đưa hội viên đi thăm quan, học tập gương CCB tiêu biểu về nghị lực vượt khó, cách làm sáng tạo, mô hình kinh tế có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh. Qua đó, giúp hội viên nâng cao nhận thức, tiếp cận được những tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi, kinh nghiệm quản lý kinh tế, cách bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá… Từ năm 2016 đến nay, các cấp Hội đã tổ chức được 56 buổi thăm quan học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế, có 896 lượt cán bộ, hội viên tham gia.

Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 7.055 hộ hội viên sản xuất nông nghiệp, 598 hội viên sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 767 hội viên sản xuất các ngành nghề khác. Phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” luôn được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Phát huy tinh thần Bộ đội Cụ Hồ mạnh dạn, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, nhiều CCB xây dựng mô hình kinh tế tiêu biểu, được các cấp công nhận, biểu dương, khen thưởng, như: Mô hình thành lập công ty TNHH của hội viên Nguyễn Ngọc Bắc, Trần Văn Đức - thị trấn Vụ Bản; mô hình HTX của hội viên Trần Văn Long - xã Vũ Bình, Bùi Văn Xước - xã Mỹ Thành; mô hình trồng 47 ha cây keo của hội viên Bùi Cơ Năng - xã Bình Hẻm; mô hình sản xuất gạch nung, kinh doanh vật liệu xây dựng của hội viên Phạm Hồng Tân - xã Ân Nghĩa, Bùi Văn Năng - xã Quyết Thắng; mô hình trồng cây ăn quả trên 10 ha của hội viên Bùi Văn Hùng - xã Yên Phú; trồng, ươm ghép cây dổi của hội viên Bùi Văn Dạn, Bùi Văn Nhiền, Bùi Văn Dự - xã Chí Đạo… Đa số các mô hình đều đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng/năm trở lên.

Đời sống của hội viên và gia đình CCB được nâng lên, tỷ lệ hội viên CCB của huyện thuộc diện hộ nghèo giảm từ 23,9% năm 2016 còn 6,26% năm 2020 (giảm 17,64%); tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên 65,5%.

Dương Liễu

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục