(HBĐT) - Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP thống nhất phương án hỗ trợ, giảm giá điện, tiền điện (đợt 5) cho khách hàng sử dụng điện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Công nhân Điện lực Lạc
Sơn kiểm tra chỉ số công tơ điện.
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm 10%
tiền điện (trước thuế VAT) trên hóa đơn tiền điện cho đối tượng khách hàng như:
Các khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ
thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện
pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tại thời điểm ngày 25/8/2021 và đang
duy trì sản xuất trong các lĩnh vực như: Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy
sản và các sản phẩm từ thủy sản; doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả;
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 01 tỷ
đô la Mỹ. Mua điện trực tiếp từ Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc
EVN hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác.
Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện
là 3 tháng từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng
11 năm 2021.
Danh sách nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc đối tượng được
giảm tiền điện nêu trên do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác
nhận trên cơ sở đăng ký kinh doanh, thực tế sản xuất của doanh nghiệp và cung
cấp cho các đơn vị điện lực. Căn cứ danh sách này, đơn vị bán lẻ điện có trách
nhiệm lập hồ sơ giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện trên địa bàn quản lý
thuộc đối tượng nêu trên và gửi các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực để
làm căn cứ thực hiện giảm tiền mua buôn điện.
Sau thời gian thực hiện giảm giá điện, tiền điện sẽ tiếp tục áp giá điện cho
khách hàng sử dụng điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT, ngày
20/3/2019 của Bộ Công Thương.
Viết Đào (TH)
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.
Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.
(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.