Mặc dù Chính phủ, các Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ lái xe vận tải hàng hóa, nhưng qua rà soát của các Sở GTVT gửi Bộ GTVT, số lượng lái xe tại các địa phương chưa được tiêm vẫn còn nhiều.

Lái xe cần được ưu tiên tiêm vaccine

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, Chính phủ đã quy định các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine, trong đó lái xe vận tải được xếp ở vị trí thứ 3. Hiệp hội cũng đã có văn bản kiến nghị tới Bộ, Sở GTVT các địa phương. Tuy nhiên, hiện chỉ có TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ lái xe được tiêm ở mức tương đối, còn hầu hết các địa phương khác chưa được ưu tiên.

Để thích ứng với điều kiện nới lỏng giãn cách, đảm bảo hoạt động vận tải thông suốt, Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đảm bảo lưu thông hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất. Song, qua báo cáo thống kê của 63 Sở GTVT, vẫn còn số lượng lớn người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải, nhất là lái xe, thuyền viên vẫn chưa được các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện tiêm vaccine. Thực tế này đang dẫn đến tình trạng thiếu đội ngũ lái xe, khiến cho hàng hóa tại cảng biển, cửa khẩu… bị tồn đọng, gây gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chú thích ảnh

Lái xe tại TP Hồ Chí Minh nhận kết qua xét nghiệm.

Thống kê của các địa phương cho biết, số lượng lái xe vận tải hàng hóa hiện có khoảng 400.000 người. Để không đứt gãy vận tải hàng hóa, các địa phương cần quan tâm ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng này. Bộ Y tế cũng cần có hướng dẫn theo hướng lái xe đã được tiêm 2 mũi vaccine được miễn xét nghiệm hoặc có thì kéo dài thời hạn hiệu lực của giấy xét nghiệm. Việc này giúp giảm bớt chi phí và thời gian cho doanh nghiệp và lái xe, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105 ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, trong đó đã bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, gồm người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, cảng biển; người làm việc tại các công trình trọng điểm quốc gia và địa phương.

Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động ngành GTVT, đặc biệt là lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa, lái tàu hỏa, thuyền viên tàu biển, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa, nhân viên vận tải liên tỉnh, người lao động tại các cảng biển, bến thủy nội địa, bến xe, cảng hàng không, nhà ga để tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

Rà soát kế hoạch khôi phục vân tải

Chánh văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ khi các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, Bộ GTVT đã phối hợp chặt với các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời triển khai nhiều giải pháp vận tải, nhằm bảo đảm không để bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu

Chú thích ảnh

Rà soát các hoạt động vận tải hàng hóa thích ứng với tình hình mới. Ảnh: TTXVN.

Thời gian qua, Bộ GTVT đã lập các Tổ công tác đặc biệt bảo đảm hoạt động vận tải gắn với phòng chống dịch do các đồng chí Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo, giải quyết ngay những nhiệm vụ phát sinh trong hoạt động vận tải trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa. Bộ GTVT cũng họp giao ban định kỳ hàng tuần với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong hoạt động vận tải hàng hóa; đặc biệt là phối hợp với các Bộ Y tế, Công Thương, Công an, Nông nghiệp và phát triển nông thôn... thống nhất quy định và hướng dẫn thực hiện các quy trình, thủ tục kiểm soát lái xe, phương tiện vận tải lưu thông trên các địa bàn giãn cách.

Hiện tại, Bộ GTVT đã ban hành các hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt, kịp thời thích ứng an toàn với tình hình mới, để các cơ quan, đơn vị, địa phương thống nhất áp dụng. Đặc biệt, Bộ GTVT đã yêu cầu một số địa phương thu hồi, điều chỉnh ngay những quy định phòng chống dịch chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trong những tháng qua, khó khăn lớn nhất là duy trì tổ chức vận tải, đảm bảo chuỗi cung ứng, góp phần phát triển kinh tế dân sinh. Sau khi nới lỏng giãn cách, những tháng cuối năm, ngành GTVT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp đảm bảo hoạt động vận tải, phục vụ lưu thông hàng hoá thông suốt, kịp thời 24/24 giờ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Hiện nay, các Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT về công tác vận tải hàng hóa gắn với phòng chống dịch bệnh do các đồng chí Thứ trưởng giám sát vẫn duy trì có mặt tại các điểm nóng để chỉ đạo, tổ chức giao thông tại các chốt kiểm soát dịch và kiểm tra tình hình lưu thông hàng hóa trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, cảng biển... để kịp thời tháo gỡ phát sinh nếu có.

                                                                            Theo báo Tin tức



Các tin khác


Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục