(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để chủ động thích ứng, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Lạc Sơn mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.



Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xanh Hiếu Thịnh, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) quan tâm đầu tư sản xuất rau an toàn để bán trên các sàn thương mại điện tử. 

Đồng chí Quách Tuấn Phong, Phó trưởng Phòng Tài chính - kế hoạch huyện cho biết: Thời gian qua, nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển, Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển KTTT huyện đã phối hợp Liên minh HTX tỉnh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm cho HTX, tổ hợp tác. Trong đó, quan tâm hoạt động đưa sản phẩm địa phương lên sàn TMĐT. Chỉ riêng trong tháng 8/2021, đã có 8 HTX đưa sản phẩm lên 2 sàn TMĐT VoSo.vn và Posmart, gồm: HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng, HTX dịch vụ Liên Vũ, HTX cung ứng hạt dổi Chí Đạo, HTX ớt rẽ Phú Lương, HTX cung ứng hạt dổi Chí Thiện, HTX chăn nuôi và cung ứng gà thả vườn Lạc Sơn, HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Tuấn, HTX dịch vụ nông nghiệp Hiếu Thịnh. Thông qua việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT và bán hàng trên các trang mạng xã hội giúp bà con nông dân mở rộng kênh tiêu thụ, giá bán ổn định hơn, không mất chi phí trung gian. Thời gian tới, BCĐ phát triển KTTT huyện cùng với Liên minh HTX tỉnh nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn để hỗ trợ HTX phát triển sản xuất, vừa chống dịch vừa phát triển KTTT. Tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai việc thực hiện các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và đưa sản phẩm lên sàn TMĐT.

Hiện, huyện có 41 HTX đang hoạt động, tổng số thành viên 547 người, lao động làm việc thường xuyên trong HTX 646 người. Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên trong HTX khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trên địa bàn huyện có 2 HTX tham gia chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa là HTX chăn nuôi gà đồi xã Hương Nhượng, HTX chăn nuôi và cung ứng gà xã Chí Thiện đã làm được nhiều dịch vụ hỗ trợ hộ SXKD, từ đầu vào đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên HTX. Các HTX nông, lâm, ngư nghiệp đã tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, có sự thay đổi về chất. Đội ngũ cán bộ HTX được tinh giản gọn, nhẹ, trình độ nâng lên rõ rệt. Nhiều cán bộ HTX biết xây dựng phương án SXKD khả thi. Một số HTX có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đảm bảo cung ứng đầu ra cho thị trường sản phẩm sạch, chất lượng.

Chị Quách Thị Hòa, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX gà đồi Hương Nhượng chia sẻ: Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên năm nay gà khó tiêu thụ. Các chuỗi cung ứng gà bị đứt gãy khiến HTX và các hộ dân gặp nhiều khó khăn. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, trung bình mỗi ngày, HTX tiêu thụ khoảng 2 - 3 tấn gà thì năm nay chỉ bán lẻ theo đơn. Tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, HTX chúng tôi đẩy mạnh việc bán hàng thông qua mạng xã hội, facebook, zalo, đặc biệt trên 2 sàn TMĐT VoSo.vn và Posmart. Qua đó, giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, giá bán ổn định. Hiện, HTX bán gà ri thịt sẵn hút chân không là 160.000 đồng/kg, gà lai thịt sẵn hút chân không giá 110.000 đồng/kg, trứng 40.000 đồng/10 quả. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng, 17 thành viên HTX cùng 50 hộ thành viên vệ tinh thực hiện điều chỉnh kế hoạch sản xuất, giảm quy mô để tránh rủi ro. Tổng đàn gà của HTX cùng các hộ vệ tinh hiện có khoảng 23 vạn con. Ngoài ra, HTX đang nâng cấp nhà giết mổ nhằm xây dựng dây chuyền giết mổ hiện đại, quy mô lớn, có thể giết mổ được khoảng 500 - 1.000 con gà/ngày.


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục