(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, xuyên suốt của nhiệm kỳ để tạo các bước đột phá thúc đẩy phát triển KT-XH.




Hạ tầng KT-XH thành phố Hoà Bình được đầu tư khang trang, hiện đại.


Dù hạ tầng KT-XH của tỉnh đã được quan tâm đầu tư và mang lại hiệu quả cải thiện đời sống dân sinh; bước đầu khai thác tiềm năng, lợi thể để thu hút đầu tư phát triển KT-XH. Song, so với yêu cầu phát triển mới vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế - báo cáo trình tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII chỉ rõ. Thực tế, hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH còn thiếu, chưa đồng bộ. Điều này có thể nhận thấy khi đặt trong bối cảnh khu vực. Việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu vẫn là nguồn lực Nhà nước, huy động vốn ngoài ngân sách ít. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng các dự án dù gần đây có nhiều cải thiện, song vẫn còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ triển khai. Công tác cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc để thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng KT-XH còn hạn chế..., đây là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng mà Tỉnh ủy đang chỉ đạo giải quyết.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BCH Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các khâu đột phá chiến lược là quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với hạ tầng ưu tiên đầu tư huy động các nguồn lực đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm, kết nối đồng bộ, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư, phát triển đô thị, thương mại, du lịch sinh thái, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025. Đề án đặt mục tiêu: Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH nhằm giải quyết cơ bản những điểm nghẽn, quá tải, bức xúc, từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh, bền vững... Riêng đối với hạ tầng giao thông, ưu tiên phát triển mạng lưới gắn phát triển giao thông kết nối vùng nội tỉnh với gia tăng mối giao lưu giữa Hòa Bình - Hà Nội và các tỉnh lân cận khác, nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. Theo kế hoạch sẽ đầu tư một số tuyến trọng điểm, có tác động lớn đến sự phát triển của tỉnh như: mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; đầu tư xây dựng giai đoạn I đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); quốc lộ 6, quốc lộ 70B… Huy động các nguồn vốn đầu tư một số tuyến đường tỉnh trọng yếu có tính liên kết, kết nối vùng và tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển KT-XH như: Đường nối TP Hòa Bình - Kim Bôi; đường tỉnh 433; đường tỉnh 450; đường tỉnh 436... Tính toán đầu tư các trục giao thông kết nối ngang giữa đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12 và quốc lộ 6, tuyến đường tránh qua các thị trấn, thành phố... Cùng với đó, tập trung phát triển giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phục vụ nhu cầu an sinh xã hội, sản xuất, phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống người dân… Nguồn vốn được xác định từ nguồn ngân sách và nguồn huy động xã hội, ngoài ngân sách, nguồn 0DA với khoảng trên 115 tỷ đồng.

Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung giải quyết những khó khăn, ách tắc về giải phóng mặt bằng, cải cách cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, lĩnh vực đột phá. Tỉnh đang khởi động dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, dự kiến xây dựng 6 làn xe, có dự trữ quỹ đất 2 bên đường để xây dựng hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe (mỗi bên 2 làn) và xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai. Các sở, ngành chức năng đã tham mưu cho tỉnh đề xuất với Chính phủ cho phép triển khai dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình theo phương thức PPP, với cơ chế đặc thù được sử dụng phần vốn góp từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn của nhà đầu tư. Tuyến đường này khi được triển khai sẽ tạo động lực rất lớn cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh và cả vùng Tây Bắc. Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh tích cực làm việc với các bộ, ngành, doanh nghiệp lớn triển khai các dự án đầu tư vào những linh vực tiềm năng, phát triển đô thị sinh thái tại các vùng du lịch trọng điểm như: Hồ Hòa Bình, huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, TP Hòa Bình... Nhìn thấy cơ hội phát triển của tỉnh, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã có mặt đề xuất, nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư. Đặc biệt, đã có nhiều dự án đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng do các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực, uy tín như các tập đoàn: Vingroup, Sun Group, FLC, T&T, TH, Hòa Phát, BRG, Công ty CP đầu tư Infinity Group... đã, đang được triển khai trên địa bàn tỉnh… Chỉ vài năm sẽ mang lại diện mạo mới cho nhiều địa phương.

Hiện nay, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, đô thị, du lịch sinh thái; huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án, công trình trọng điểm, có sức ảnh hưởng, lan tỏa lớn, tạo sức hút thu hút đầu tư, thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước. Mục tiêu đã định hình, hướng đi đã rõ nét, nhìn vào hiện tại và tương lai có thể thấy, chỉ trong vài năm tới, diện mạo hạ tầng của tỉnh sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ.


 Lê Chung

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục