(HBĐT) - Năm 2020, sản phẩm mật ong Thượng Tiến của HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.


Do không tiêu thụ được nên HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến (Kim Bôi) còn tồn kho khoảng 11.000 lít mật ong.

Mật ong Thượng Tiến có hương vị thơm ngon, đàn ong được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; mật được quay theo đúng quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm gắn tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, hộp đựng hấp dẫn. Trước khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện, mật ong Thượng Tiến tiêu thụ tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Song, hiện sản phẩm rất khó tiêu thụ. Các thành viên HTX thiếu vốn trầm trọng để tiếp tục phát triển nghề nuôi ong.       

Anh Bùi Văn Tám, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến trăn trở: Năm 2020, HTX tiêu thụ được khoảng 19.000 lít mật ong, giá bán trung bình từ 180 - 200.000 đồng/lít, nhất là sau khi được gắn sao OCOP, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong xúc tiến thương mại, mật ong Thượng Tiến được tiêu thụ tốt, có thời điểm HTX không có sản phẩm để bán ra thị trường, giá bán đối với mật ong rừng lên tới 250.000 đồng/lít. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, du lịch bị đóng băng, giao thông đi lại khó khăn nên nhiều khách hàng quen thuộc của HTX tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận không tới mua sản phẩm. Có thời điểm, thành viên HTX trông ngóng cả tháng trời mà không có tư thương nào tới mua. Từ đầu năm đến nay, HTX mới chỉ tiêu thụ được khoảng 4.000 - 5.000 lít mật ong, chủ yếu bán lẻ trong tỉnh. Giá bán giảm còn 150.000 - 180.000 đồng/lít. Hiện, số lượng mật còn tồn trong kho 11.000 lít.

Để tháo gỡ những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến tích cực bán hàng trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… Tham gia nhiều hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của Liên minh HTX tỉnh. Nhưng sức mua của người tiêu dùng cũng hạn chế, các đơn hàng trên mạng xã hội đa phần là bạn bè, người thân mua ủng hộ.

Cách đây 20 năm, người dân Hợp Tiến đã tận dụng lợi thế địa phương có diện tích rừng lớn, đặc biệt, xã nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, trong rừng có nhiều loài hoa tự nhiên tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong, tạo ra chất lượng mật thơm ngon. Hiện tại, HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến có 1.500 đàn ong, chiếm khoảng 50% tổng đàn và sản lượng mật toàn xã. Thời điểm này, HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến thiếu khoảng 800 triệu - 1 tỷ đồng để đầu tư chăm sóc đàn ong lấy mật cho năm sau. Vì mật không bán được, các thành viên gặp khó về vốn đầu tư chăm sóc. Nếu đàn ong không được chăm sóc cẩn thận, chất lượng mật không đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP, thậm chí ong sẽ bị chết. Tình trạng mật ong khó tiêu thụ, thiếu vốn để đầu tư chăm sóc đàn ong trong mùa đông năm nay cũng là tình trạng chung của hơn 30 hộ nuôi ong trên địa bàn xã Hợp Tiến.

Anh Bùi Văn Tám chia sẻ: Chúng tôi mong muốn thời gian tới, các cấp, ngành có chính sách hỗ trợ HTX vay vốn để tiếp tục duy trì sản xuất; tạo điều kiện kết nối, tiêu thụ sản phẩm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, HTX mong có nhiều hội nghị kết nối tiêu thụ nhằm hỗ trợ bán sản phẩm, kết nối giao thương với doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm sạch trên cả nước theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn HTX cách bán hàng trực tuyến trên trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử…


Thu Thủy


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục