(HBĐT) - Giá lợn tiếp tục giảm sâu xuống dưới mức 40 nghìn đồng/kg khiến nhiều người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bị thua lỗ nặng. Không chỉ giá bán sụt giảm mà việc tiêu thụ cũng gặp khó, người chăn nuôi như ngồi trên đống lửa.


Giá lợn giảm sâu khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Ảnh chụp tại xã Cư Yên (Lương Sơn).

Hai tháng trước, trong khi nhiều hộ chăn nuôi bắt đầu "toát mồ hôi”   khi giá lợn giảm liên tục thì anh   Bùi Văn Minh, xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc) vẫn tỏ ra lạc quan. Thời điểm đó, đàn lợn khoảng 20 con của gia đình anh có trọng lượng khoảng 40kg/con, nghĩa là sau khoảng 2 tháng sau sẽ đến kỳ xuất chuồng. Anh Minh lạc quan, bởi suy nghĩ rằng chắc một thời gian nữa giá lợn sẽ tăng trở lại khi dịch Covid-19 từng bước được đẩy lùi. Đó cũng là suy nghĩ hay đúng hơn là sự kỳ vọng của không ít hộ chăn nuôi lợn, bởi sau một chu kỳ dài giá lợn tụt dốc không phanh, nhẽ ra đến nay giá lợn đã có thể "quay đầu”. Tuy nhiên, giá lợn vẫn tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu tăng trở lại khi dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. 

Đến nay, đàn lợn có trọng lượng hơn 1 tạ/con, anh Minh gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ vì giá lợn rẻ nhưng lại ít tư thương hỏi mua, hoặc mua với giá rất thấp. Trước tình hình đó, gia đình anh Minh đã kêu gọi anh em, bạn bè mua giúp rồi mổ lợn chia nhau. Những khó khăn mà gia đình anh Minh gặp phải cũng là thực trạng chung của nhiều người chăn nuôi ở các địa phương trong tỉnh. 

Gia đình ông Bùi Văn Hợp, xóm Trại Sào, xã Tân Lập (Lạc Sơn) duy trì nuôi lợn nhiều năm qua, với chuồng trại được đầu tư xây dựng kiên cố, quy mô nuôi mỗi lứa khoảng 10 - 20 con lợn thịt. Lứa này, gia đình ông nuôi lợn nái và 10 con lợn thịt. Trước thực tế giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, để giảm thua lỗ, gia đình ông bỏ hẳn máng ăn cám tự động cho lợn ra khỏi chuồng nuôi. Ông Hợp cho biết, với giá lợn rất rẻ, giá cám tăng cao nên cho ăn cám sẽ bị thua lỗ nặng. Do đó, gia  đình tận dụng bỗng rượu và cám, ngô để làm thức ăn cho lợn. Hiện, lợn đã có trọng lượng hơn 1 tạ/con nhưng vẫn chưa    bán được.  

Trong các huyện, thành phố, Lương Sơn là địa bàn chăn nuôi lợn quy mô lớn của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Quốc Tiến, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Hiện nay, tổng đàn lợn của huyện trên 66,6 nghìn con, chủ yếu nuôi quy mô lớn trong các trang trại. Ngoài ra, còn nhiều hộ dân duy trì nuôi lợn thịt, lợn nái. Từ đầu năm đến nay, giá lợn liên tục giảm, trong khi giá thức ăn tăng cao khiến người chăn nuôi thua lỗ. Với thực tế đó và nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi vẫn cao nên nhiều hộ không còn mặn mà với nghề chăn nuôi lợn.  

Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh cho biết: So với tháng trước, giá lợn đã giảm 12,1%, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 39,1%. Như vậy, giá lợn đã giảm rất sâu, hiện giá bán ở các trại lợn lớn dao động từ 40 - 42 nghìn/kg, ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ từ 35 - 38 nghìn đồng/kg, thậm chí có nơi ở mức thấp hơn. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao hơn trước khoảng 20% khiến người chăn nuôi lợn càng gặp nhiều khó khăn và bị thua lỗ. Một trong những nguyên nhân khiến giá lợn giảm sâu như hiện nay là do lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cùng với đó là thịt lợn trong nước đang phải cạnh tranh với một số loại thịt nhập khẩu từ nước ngoài. Người chăn nuôi cần tiếp tục theo dõi thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp trong chăn nuôi, tránh thua lỗ. 

Giá lợn giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ. Nhiều hộ chăn nuôi gặp khó khi lợn đến kỳ xuất chuồng không tiêu thụ được. Ngoài ra, nhiều cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi cũng điêu đứng vì khó thu được tiền cám khi các hộ nuôi lợn bị thua lỗ. "Vòng xoay" này đã, đang có những tác động đến nghề chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.


Viết Đào

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục