Việc sớm khôi phục đường bay quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo niềm tin với bạn bè thế giới khi Việt Nam đang từng bước kiểm soát tốt dịch bệnh.


Đồng thời, đây cũng là điều kiện để công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thuận lợi hơn.



Sân bay quốc tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đón chuyến bay thí điểm "hộ chiếu vaccine" với 301 hành khách từ Pháp ngày 23/9. Ảnh: VGP

Dự kiến sẽ đón khoảng 500.000 khách quốc tế

Chia sẻ tại hội thảo "Cách nào mở lại đường bay quốc tế an toàn" ngày 10/11, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) chia sẻ, đã đến lúc xem xét mở lại các chuyến bay thường lệ quốc tế, đưa ra quy định, tạo điều kiện cho khách từ nước ngoài vào Việt Nam.

Lấy dẫn chứng về bối cảnh quốc tế hiện nay khi hàng loạt quốc gia tiếp tục "rục rịch" mở cửa trở lại, ông Võ Huy Cường cho biết, ngày 8/11 vừa qua, Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa biên giới đối với các du khách được tiêm đủ 2 liều vaccine, kết thúc các lệnh cấm nhập cảnh kéo dài 20 tháng.

Australia cũng đã quyết định mở cửa biên giới sau 18 tháng để công dân có điều kiện trở về thăm quê hương, thăm gia đình. Thái Lan vừa có quyết định bổ sung cho công dân 17 quốc gia đến không phải cách ly, trong đó, có công dân Việt Nam. Singapore cũng vừa bổ sung 4 quốc gia Đông Nam Á vào danh mục đến Singapore không phải cách ly, gồm Việt Nam, Maylaysia, Campuchia và Indonesia.

Tại Việt Nam, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2021, có hơn 274.200 người nhập cảnh qua đường hàng không. Các chuyến bay giải cứu công dân được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và Tổ công tác 5 Bộ, các hãng hàng không Việt Nam tổ chức hơn 400 chuyến bay "giải cứu" cách ly tại các cơ sở quân đội vận chuyển hơn 110.000 công dân về nước và gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm… với hơn 30.000 công dân.

Toàn bộ các chuyến bay được thực hiện đúng nội dung được chấp thuận, thực hiện công tác cách ly theo quy định và công dân được về nước nghiêm túc tuân thủ chương trình do hãng hàng không xây dựng.

Về phương án Bộ GTVT xây dựng về việc khôi phục lại các đường bay quốc tế, ông Võ Huy Cường khẳng định kế hoạch Bộ GTVT đưa ra căn cứ từ thực tiễn, từ kinh nghiệm các nước và từ chính đòi hỏi của cuộc sống để tái lập các chuyến bay chở công dân, chở khách nước ngoài đến Việt Nam vì nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư, ngoại giao, nghiên cứu thị trường, thương mại, du lịch. Đồng thời, tạo niềm tin với bạn bè thế giới rằng Việt Nam từng bước kiểm soát tốt dịch bệnh và công dân cũng được tạo điều kiện về nước thuận lợi hơn.

Phương án nối lại đường bay quốc tế gồm 2 nội dung chính

Thứ nhất, tiếp tục các chuyến bay cứu hộ công dân, sử dụng rộng rãi hình thức khách tự trả chi phí cách ly (combo) khi nhập cảnh Việt Nam. Kế hoạch cụ thể sẽ do Bộ Ngoại giao điều tiết, phù hợp với năng lực phòng chống dịch và khả năng tiếp nhận cách ly của các địa phương.

Thứ hai, Việt Nam đã có quyết định thí điểm mở lại du lịch quốc tế. Đây là giai đoạn rất quan trọng để đánh giá thực tiễn, có thể ứng xử với những trường hợp có hành khách nhập cảnh là người nhiễm bệnh. Kế hoạch được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các Bộ ngành, địa phương chuẩn bị rất chu đáo suốt từ tháng 5 đến nay.

Ngay trong tháng 11, sẽ tiếp tục những chuyến bay đầu tiên đưa khách du lịch đến Việt Nam. Hiện đã có 2 chuyến bay đến Cam Ranh (Khánh Hòa), khách du lịch đến theo đề án thí điểm du lịch của 5 địa phương gồm: Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kiên Giang. Giai đoạn tiếp theo là mở cửa từng bước, trong đó có những thị trường trọng điểm.

Đánh giá quy mô thị trường, nguồn khách quốc tế hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, nhu cầu công dân về nước khoảng 200.000 người, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới nếu tạo điều kiện bà con về nước sẽ tăng hơn, nhiều người nước ngoài đang sống và làm việc, học tập tại Việt Nam, thân nhân mong muốn đến Việt Nam để ghé thăm cũng không nhỏ.... Cục Hàng không ước tính, lượng khách quốc tế có thể đến Việt Nam trước mắt khoảng 500.000 người.


Ngành bị tác động mạnh nhất sẽ có sức bật lớn nhất

Nhìn nhận về kế hoạch khôi phục lại đường bay quốc tế mà Bộ GTVT vừa đưa ra, GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng thời điểm hiện nay là "thiên thời địa lợi" để mở lại các đường bay quốc tế. Việc này phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và khả năng ứng phó với các đợt bùng phát dịch mới có thể xảy ra.

Việt Nam đã trải qua đợt dịch thứ 4, nền kinh tế phải chịu tác động rất lớn nhưng cũng đã tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm. Tỷ lệ tiêm vaccine hiện đã đạt hơn 80% tiêm mũi 1, hơn 40% tiêm mũi 2. Như vậy, nền tảng y tế phòng chống dịch Việt Nam đã đạt được mức độ tiêm chủng tương đương với các nền kinh tế phát triển.

"Kinh tế thế giới đang phục hồi mạnh mẽ. Với phương châm không thể phong toả mãi, Nghị quyết 128 của Chính phủ đã khẳng định cần chung sống chủ động, an toàn, hiệu quả với dịch bệnh, nền kinh tế chắc chắn sẽ phục hồi. Khi kinh tế phục hồi, ngành bị tác động mạnh nhất do dịch bệnh sẽ có sức bật lớn và nhanh nhất, trong đó có hàng không và du lịch.

Khác với trước đây, chúng ta hiểu biết nhiều hơn về virus, cách lây nhiễm, điều trị cho bệnh nhân và hạn chế phát tán. Phương châm là linh hoạt, chậm nhưng chắc, chúng ta phải thích ứng an toàn với COVID-19. Do vậy, việc chia giai đoạn mở lại đường bay quốc tế như kế hoạch Bộ GTVT đưa ra là đủ thận trọng, đủ cần thiết, có lộ trình mở cửa chắc chắn, tránh tối đa tình huống mở ra lại đóng lại", GS.TS Trần Thọ Đạt đánh giá.

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng: "Với tư cách là một chuyên gia về dịch tễ học, tôi hoàn toàn thống nhất đề nghị của Bộ GTVT về mở lại đường bay quốc tế thường lệ".

Đại diện Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL) cho biết điều quan trọng nhất là tốc độ tiêm chủng vaccine, ngành du lịch rất mong muốn rút ngắn giai đoạn thí điểm mở cửa du lịch. Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12/2021, số người được tiêm chủng sẽ tăng rất nhanh, khi đó, Tổng cục Du lịch rất mong muốn có thêm nhiều địa phương tham gia vào chương trình thí điểm du lịch bên cạnh 5 địa phương đang thực hiện thí điểm hiện nay (Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kiên Giang).

Theo VTV.vn


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục