(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh, trong năm 2021, Liên minh HTX tỉnh đã tích cực triển khai và thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT; chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng với dịch bệnh; linh hoạt hình thức tuyên truyền, tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách để giúp các HTX tháo gỡ khó khăn; nỗ lực thực hiện chuyển đổi số...

 


Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh nắm bắt tình hình hoạt động tại HTX Cao Sơn Xanh, xã Cao Sơn (Lương Sơn).

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song KTTT vẫn duy trì phát triển ổn định, vượt khó vươn lên duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD).      

Theo số liệu của Liên minh HTX tỉnh, ước đến ngày 31/12, toàn tỉnh có 206 tổ hợp tác (THT), tăng 5,1% so với năm 2020, thu hút 3,68 nghìn thành viên; 469 HTX, tăng 4,26%, thu hút 16,5 nghìn thành viên và 26,625 nghìn lao động; 4 Quỹ tín dụng nhân dân với 4.882 thành viên và 50 lao động thường xuyên. Ước đến cuối năm, doanh thu bình quân của THT đạt 540 triệu đồng/năm, lợi nhuận 50 triệu đồng/năm, thu nhập lao động thường xuyên 18 triệu đồng/người/ năm. Doanh thu bình quân của HTX đạt 3 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân 389,6 triệu đồng/năm, thu nhập lao động thường xuyên 45 triệu đồng/người/năm. Chênh lệch thu nhập - chi phí bình quân của Quỹ tín dụng nhân dân đạt 1,35 tỷ đồng, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.

Đồng hành cùng các THT, HTX tiêu thụ sản phẩm trong "bão” dịch, Liên minh HTX tỉnh chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức trực tiếp, trực tuyến. Theo đó, đã tổ chức 1 hội nghị kết nối cung cầu, 10 hội nghị chuyên đề, 10 cuộc làm việc hiện trường xúc tiến thương mại phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm, với hơn 150 lượt HTX, hơn 90 lượt doanh nghiệp tham gia, tạo diễn đàn để các bên gặp gỡ liên doanh, liên kết, hướng tới hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững. Tổ chức đợt bán hàng lưu động 6 loại sản phẩm của 10 HTX. Liên minh HTX tỉnh đã thành lập tổ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các HTX; họp trực tuyến hàng tuần nắm bắt khó khăn, vướng mắc và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho HTX. Phối hợp Bưu điện tỉnh, Viettel Post tổ chức tập huấn, hướng dẫn HTX bán hàng online, mở gian hàng trên sàn thương mại Voso.vn, Postmart.vn. Thông qua hoạt động đã tiêu thụ hơn 1.000 tấn sản phẩm các loại.

Song song với hoạt động xúc tiến thương mại, Liên minh HTX tỉnh phối hợp ngành chức năng tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn triển khai chính sách hỗ trợ các HTX bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Phối hợp các doanh nghiệp tiêu thụ, nhà máy chế biến giải quyết đầu ra cho 7 HTX gặp khó khăn, thiệt hại do dịch Covid-19. Hỗ trợ đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử; kết nối với các doanh nghiệp, nhà máy để giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Hỗ trợ 30 HTX đăng ký luồng xanh vận chuyển hàng hoá. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh, các huyện, thành phố ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 và giảm phí xét nghiệm PT-PCR cho các HTX, THT.

Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh nhấn mạnh: Mặc dù năm 2021, các tổ chức KTTT đã nỗ lực vượt khó để phát triển SXKD, song việc liên kết còn thiếu chặt chẽ,  thiếu vốn quỹ, tài sản chung, hoạt động mang tính thời vụ; trình độ quản trị, vốn, tiếp cận khoa học công nghệ hạn chế. Ngoài ra, quy mô thành viên, quy mô vốn của HTX chủ yếu siêu nhỏ, hiệu quả SXKD, năng lực cạnh tranh yếu; một số HTX chưa trích lập được quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển theo quy định. Tỷ lệ HTX được vay vốn ngân hàng, tiếp cận chính sách hỗ trợ chưa nhiều. Số lượng HTX thực hiện sản xuất sạch, an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm, quản lý nhãn, mác, bao bì sản phẩm chưa khoa học, hiệu quả còn hạn chế. Sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao được công nhận nhưng sản lượng còn thấp.

Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt để hỗ trợ THT, HTX phát triển. Lãnh đạo, cán bộ địa bàn bám sát thành viên, địa bàn được giao, kịp thời nắm bắt tâm tư, khó khăn, vướng mắc để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết; tăng cường tính liên kết giữa Liên minh HTX tỉnh và thành viên. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình phối hợp công tác đã ký với các sở, ban, ngành. Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động thành lập mới THT, HTX theo mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại...


Thu Thủy

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục