(HBĐT) - Với mục tiêu tập hợp các hộ chăn nuôi của địa phương nhằm bảo tồn, phát triển sản xuất chăn nuôi lợn đen Mường Pa theo hướng an toàn, gắn với chuỗi giá trị của sản phẩm từ sản xuất tới phân phối; đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, năm 2018, được sự giúp đỡ của địa phương, sự đồng hành của tổ chức Good Neighbors International (GNI) của Hàn Quốc tại Việt Nam, HTX Mường Pa, xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu) được thành lập với 10 hộ hạt nhân ban đầu. Đến nay, HTX đã phát triển lên 17 hộ thành viên, tất cả các thành viên cũng như HTX đang nỗ lực đưa sản phẩm thịt lợn đen trở thành sản phẩm OCOP được gắn sao cấp tỉnh.


Sản phẩm thịt lợn tươi Mường Pa  bán tại cửa hàng thực phẩm sạch Mường Pa,  tiểu khu 3, thị trấn Mai Châu (Mai Châu).

Ông Hà Thế Nhiên, Giám đốc HTX Mường Pa chia sẻ: Tôi có thâm niên hơn 20 năm nuôi lợn đen nhưng là loại lai giống. Năm 2008, với quyết tâm duy trì giống lợn bản địa, tôi cất công lên Hin Pén - nơi vùng sâu, xa, cao nhất của xã Cun Pheo (Mai Châu) để mua bằng được một con lợn đen về làm giống. Sau khi nhân giống, tôi chia sẻ giống cho các hộ trong làng có nhu cầu. Lúc đó, mỗi hộ chỉ nuôi 3 - 5 con lợn đen, giá bán tuy chỉ bằng giá thịt lợn trắng nhưng chúng có sức chống chịu tốt và khá dễ nuôi. Năm 2018, tổ chức GNI nhận thấy đây là giống lợn tốt, có thể cải thiện sinh kế cho người dân nên khảo sát các hộ chăn nuôi; tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn thành lập cũng như kỹ năng quản lý, vận hành hoạt động của HTX. 

Nhờ đó, năng lực sản xuất của người dân được nâng cao, thức ăn cho lợn đen từ chỉ là cám nấu từ rau khoai lang, thân chuối, cám gạo đã bổ sung thêm bột ngô, bột cá. Tuỳ theo tuổi của lợn định lượng thức  ăn bằng gáo để không lãng phí     mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Hệ thống chuồng trại, máng ăn và cả đàn lợn được rửa, tắm 2 lần mỗi ngày, tránh các sinh vật truyền bệnh tiếp xúc.

Lợn đen có 2 tai nhỏ, chân nhỏ, lưng thẳng, bụng thon. Thịt lợn có màu hơi nâu chứ không đỏ son như lợn công nghiệp, mỡ trắng, khi luộc lên nước rất trong, giòn bì, vị thịt thơm, ngon ngọt rất khác biệt. Hàng tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu, mỗi ngày HTX Mường Pa thịt 1 con lợn đen, giá bán trung bình trên 100.000 đồng/kg. Trong những ngày chợ phiên cuối tuần, lượng khách mua đông hơn, HTX có thể tiêu thụ được khoảng 50 - 60 kg thịt tươi/ngày. 

Chị Ngô Thị Mai, cán bộ phát triển sinh kế của dự án GNI tại Mai Châu phụ trách hỗ trợ HTX Mường Pa cho biết: Để các hộ chăn nuôi gìn giữ được giống lợn bản địa có chất lượng tốt và cải thiện thu nhập, GNI đã đồng hành, hỗ trợ HTX Mường Pa và các nhóm sinh kế cùng chăn nuôi lợn đen trong huyện Mai Châu từ khi thành lập đến nay. Nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi sạch, an toàn, sản phẩm của HTX ngày càng được nhiều khách hàng trong và ngoài huyện, tỉnh ưa chuộng. Thu nhập của các hộ chăn nuôi dần nâng cao, năm 2020, doanh thu từ lợn đen của các hộ thành viên HTX Mường Pa đạt từ 100 - trên 400 triệu đồng/hộ. Năm nay, sau khi cửa hàng thực phẩm sạch Mường Pa tại tiểu khu 3, thị trấn Mai Châu (Mai  Châu) đi vào hoạt động, sản phẩm thịt lợn đen tươi tiếp tục nhận được phản hồi tích cực, hứa hẹn mang lại nguồn thu khá cho nông dân.

Để sản phẩm lợn đen Mường Pa có thể vươn xa hơn, thời gan qua, các thành viên HTX không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo các yêu cầu để sản phẩm đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình OCOP. Thịt lợn tươi Mường Pa đã được UBND huyện Mai Châu công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Bên cạnh việc đưa vào danh sách 1 trong 3 sản phẩm tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh năm 2021, huyện cũng hỗ trợ HTX Mường Pa tuyên truyền, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại... nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục