(HBĐT) - Do dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ nông sản, một số sản phẩm chủ lực của địa phương ứ đọng, tiêu thụ chậm. Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đã linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Gia đình ông Đinh Thế Tuấn, xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Toàn xã có 4.174 nhân khẩu, 943 hộ, sinh sống tại 4 xóm. Là xã thuần nông, Nhân dân chủ yếu phát triển kinh tế dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ; chưa hình thành các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Những năm trước đây, cây mía và một số giống cây ăn quả như cam, bưởi, nhãn… là các cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập ổn định cho bà con. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm bấp bênh. Năm 2020, giá mía chỉ đạt từ 1.500 - 2.000 đồng/cây, có những thời điểm không bán được, chỉ để làm thức ăn cho trâu, bò. Một số giống cam giá thành dao động từ 5.000 - 10.000/kg. Lợi nhuận không đủ để trang trải chi phí đầu tư, nhiều hộ đã thu hẹp diện tích đất trồng, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp điều kiện thực tế. Như diện tích mía từ trên 300 ha còn trên 200 ha, diện tích rau đậu các loại đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hộ ông Đinh Thế Tuấn, xóm Chù Bụa là gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Tìm hiểu được biết, những năm trước, gia đình ông Tuấn lựa chọn trồng mía, cam là mô hình kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên thị trường tiêu thụ khó khăn, giá thành không ổn định. Nhạy bén trong kinh doanh, năm 2020, ông Tuấn sử dụng nguồn vốn tích góp trên 300 triệu đồng để đầu tư, phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc với các giống bò bản địa, bò lai Sind, bò 3B… với tổng đàn 24 con. Sau thời gian chăn nuôi tối thiểu 18 - 20 tháng, đàn gia súc sẽ được xuất bán ra thị trường. Trung bình mỗi con bò 3B nặng từ 6 - 7 tạ, giá thành bình quân 100.000 - 110.000 đồng/kg; bò bản địa giá 75.000 - 80.000 đồng/kg...

Ông Tuấn chia sẻ: "Xuất phát từ điều kiện thực tế, gia đình tôi phải linh hoạt chuyển đổi cơ cấu kinh tế để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tôi tích cực học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi trên sách báo, internet và những người làm trước. Áp dụng hiệu quả KHKT, chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Thị trường tiêu thụ gia súc chủ yếu trên địa bàn huyện và các vùng lân cận, gia đình tôi sẽ liên kết với tư thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Xác định những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi phù hợp điều kiện tại cơ sở. Theo thống kê năm 2021, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với năm trước. Trong đó, đàn trâu, bò trên 800 con, 1.500 con lợn, trên 30.000 con gia cầm… Duy trì diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 800 ha.

Nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, xã triển khai công tác tiêm phòng đúng quy định; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT trong chăn nuôi. Ngoài ra, xã phối hợp ngân hàng CSXH, NN&PTNT huyện tạo nguồn vốn vay với tổng dư nợ trên 57 tỷ đồng.

Đồng chí Đinh Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thời gian tới, xã mong muốn các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ, tạo mối liên kết giúp Nhân dân mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản; hỗ trợ địa phương lựa chọn phát triển mô hình kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tạo nguồn vốn vay ưu đãi giúp Nhân dân mở rộng quy mô sản xuất, mạnh dạn thí điểm xây dựng mô hình kinh tế mới. Nỗ lực cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. 


Đức Anh

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục