(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,8%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện với mức 51,5 triệu đồng/người; chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai hiệu quả; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Đó là những thành quả quan trọng cho thấy huyện Cao Phong đã quyết tâm vượt khó, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2021.


Niên vụ 2021 - 2022, cam Cao Phong đạt sản lượng trên 22 nghìn tấn, được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Cao Phong vốn có thế mạnh nổi bật về sản xuất nông nghiệp với những nông sản chủ lực có giá trị kinh tế cao như cam, quýt, mía... Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, giá thành các mặt hàng nông sản chủ lực đều giảm, việc các địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và đời sống. Đặc biệt, khi bước vào vụ thu hoạch cây ăn quả có múi, áp lực tiêu thụ sản phẩm lớn vì rơi đúng thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Niên vụ 2021 - 2022, toàn huyện có tổng diện tích trên 1.917 ha cây ăn quả có múi, sản lượng ước đạt trên 22.000 tấn. 

Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, trong tháng 10/2021, UBND huyện đã phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 2 lớp đào tạo, tập huấn đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn cho 85 hộ sản xuất nông nghiệp và 5 hợp tác xã; tổ chức hội thảo tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn giao dịch điện tử kết nối 63 tỉnh, thành phố với trên 15.000 điểm bán. Cùng với đó, huyện tích cực kết nối các sàn thương mại điện tử như Voso, Sendo... để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong. Quá trình triển khai bước đầu tiếp cận được các kênh bán hàng trực tuyến. Qua đó, mở thêm cơ hội cho nông dân giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng cả nước, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ, tránh bị tư thương ép giá trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Nhìn lại năm 2021, huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 gây ra. Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt KT-XH. UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, chủ động ứng phó với những yếu tố bất lợi. Các nhóm giải pháp nhìn chung bám sát tình hình thực tế và định hướng chỉ đạo trong Nghị quyết số 01-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND của HĐND huyện về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021. Đặc biệt, UBND huyện đã kịp thời phát động phong trào thi đua thực hiện "mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2021.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép” được hiện thực hóa bằng các chương trình hành động cụ thể, thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân. Song song với quyết tâm phòng, chống dịch, huyện tích cực triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển KT-XH, trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước đạt 7,8%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại đạt khoảng 976 tỷ đồng (đạt 109% so với năm 2020, đạt 102,7% kế hoạch năm). Huyện tăng cường xúc tiến đầu tư, thúc đẩy các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng nông thôn mới. Trong bối cảnh có nhiều thách thức, an sinh xã hội tiếp tục được chăm lo tốt hơn, huyện tiếp tục giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Đó là những thành quả nổi bật và toàn diện, cho thấy thành công bước đầu của huyện trong nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép”, đồng thời, tạo đà phát triển thuận lợi để Cao Phong tiếp tục hướng tới những mục tiêu tốt đẹp trong năm 2022.

Thu Trang


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục