Hãng tin Sputnik của Nga nhận định Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

Theo Sputnik, xuất khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục, nhiều mặt hàng "Made in Vietnam" ngày càng hiện hữu với số lượng, thị phần lớn trên trường quốc tế.

Tâm thế, vị thế của hàng hóa Việt Nam nhất là có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được nâng cao.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam đang tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam vẫn đạt nhiều tín hiệu tích cực. Với việc các dự án FDI đầu tư mới, điều chỉnh tăng vốn hàng trăm triệu USD ngay những ngày đầu năm 2022 cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam.

Ngoài "gã khổng lồ” Samsung, Nokia hay Intel, vừa qua hàng loạt dự án sản xuất được công bố của các tập đoàn lớn hay được ủy quyền như Foxconn, Pegatron (chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện cho Apple), Wistron, LEGO cũng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Nike tại Việt Nam chia sẻ với truyền thông quốc tế rằng với chiến lược sống chung an toàn với dịch bệnh và độ phủ vaccine ngừa COVID-19 cao tại Việt Nam, Nike vẫn đặt niềm tin và lạc quan với chuỗi cung ứng không còn bị đứt đoạn.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020. Mức kỷ lục này trở thành "kỳ tích xuất khẩu" của nhóm sản phẩm này từ trước đến nay của Việt Nam. Nếu năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ đạt 2,3 tỷ USD thì đến nay kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đã tăng 25 lần lên mức trên 57 tỷ USD.

Đi đầu tạo nên thành công này của Việt Nam chính là Tập đoàn Samsung, theo Sputnik. Doanh thu Samsung Việt Nam năm qua xấp xỉ mức 20% GDP. Samsung Việt Nam năm 2021 đạt doanh thu 74,2 tỷ USD, tăng 14% và kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2020. Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.

Bên cạnh điện thoại, báo chí và giới chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu lớn nhất của Nike.

Hãng tin CNBC dẫn báo cáo tài chính của tập đoàn chuyên về sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới Nike cho biết năm 2021 Việt Nam sản xuất cho Nike chiếm 51% sản lượng toàn cầu của hãng. Qua từng giai đoạn, tỷ lệ xưởng sản xuất ở Việt Nam của Nike không ngừng tăng lên.

Thống kê cho thấy năm 50% sản phẩm giày Nike được sản xuất tại Việt Nam và năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 51%. Đối thủ của Nike là Adidas cũng đi theo hướng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất ở Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam đang tạo môi trường đầu tư hấp dẫn như: nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị, xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư.

Doanh nghiệp FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.

Bên cạnh đó, những thành công ban đầu trong việc kiểm soát dịch bệnh, chính trị ổn định, môi trường kinh doanh không ngừng cải thiện, cùng các điều kiện khuyến khích thương mại và đầu tư quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút FDI.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục