(HBĐT) - Nhiều năm qua, việc thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản (NLTS) là một trong những nỗ lực nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển NLTS, nhất là trên hồ Hòa Bình. Đó là việc làm thiết thực trước thực trạng NLTS ngày càng cạn kiệt do những tác động tiêu cực đến từ con người.


Chi cục Thủy sản phối hợp Công ty TNHH thủy sản Mavin Hòa Bình thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực Cửa Chương, xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Hiện, toàn tỉnh duy trì hơn 2.700 ha nuôi trồng thủy sản, với 4,7 nghìn lồng cá, tập trung chủ yếu ở     khu vực lòng hồ Hòa Bình. Vùng hồ  Hòa Bình có diện tích mặt nước rộng lớn gần 8.900 ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cũng như nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế những năm qua, nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đã đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân vùng lòng hồ. Đây cũng là nơi bảo tồn NLTS với hơn 90 loài, phân loài bản địa và di nhập. Tuy nhiên, theo đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, những năm qua, NLTS trên địa bàn tỉnh và vùng lòng hồ Hòa Bình bị suy giảm nghiêm trọng do một bộ phận người dân sử dụng các hình thức khai thác thủy sản mang tính tận diệt như dùng xung điện, chất nổ, chất độc để đánh bắt cá. Trước thực trạng đó, ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kiểm tra, xử lý các vi phạm để bảo vệ NLTS. Đặc biệt, hàng năm Chi cục Thủy sản phối hợp tổ chức thả cá giống nhằm tái tạo NLTS trên lòng hồ Hòa Bình. Như năm 2021, Chi cục Thủy sản phối hợp Công ty TNHH thủy sản Mavin Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tại khu vực Cửa Chương, thuộc xã Hiền Lương  (Đà Bắc); tổng số cá thả là 65 nghìn con giống các loại, gồm cá truyền thống và cá đặc sản.

Bên cạnh đó, hàng năm, Chi cục Thủy sản thực hiện kiểm tra, cắm biển các khu vực cá hay đến đẻ trứng, sinh sản để khuyến cáo người dân và phối hợp chính quyền địa phương bảo vệ cá đẻ. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ, tái tạo NLTS đạt được những kết quả nhất định khi triển khai thực hiện Quyết định số 456/QĐ-BNN-TCTS, ngày 18/2/ 2020 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Đề án thí điểm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà, khu vực hồ Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2022. Theo đó, công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển NLTS được tuyên truyền sâu rộng đến người dân trên địa bàn tỉnh. Như tổ chức tập huấn về Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật, in ấn, phát trên 8 nghìn tờ rơi tuyên truyền về công tác bảo vệ và tái tạo NLTS. Thực hiện đề án, từ năm 2020 đến nay đã tổ chức thả cá giống ra hồ thủy điện sông Đà và các thủy vực tự nhiên 115 nghìn con cá giống các loại; cắm 10 biển cấm khai thác có thời hạn tại các bãi cá đẻ tự nhiên, đồng thời tuyên truyền về cấm sử dụng chất nổ, xung kích điện, chất cấm để khai thác thủy sản. 

Việc ban hành đề án thí điểm là rất kịp thời, giúp các địa phương trong công tác phục hồi và tái tạo NLTS ở các thủy vực tự nhiên, góp phần cải thiện cuộc sống của các hộ dân ven hồ thủy điện sông Đà nói riêng và bà con trên địa bàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, theo Chi cục Thủy sản, đề án vẫn còn những hạn chế, nhất là việc thả cá giống tái tạo vào các vùng nước tự nhiên còn rất ít. Để bảo vệ và phát triển NTLS, đồng chí Hoàng Văn Son cho biết, Chi cục Thủy sản tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực hiện các quy định của Luật Thủy sản. Thả cá giống bổ sung cho các sông, suối, hồ chứa lớn nhằm tăng NLTS, đồng thời bảo toàn các giống loài tự nhiên, đa dạng sinh thái cho hồ, từng bước nâng cao sản lượng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc.

Viết Đào


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục