(HBĐT) - Giao thông là đòn bẩy để phát triển KT-XH. Tuy nhiên, tại xã Phú Vinh (Tân Lạc) giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trở thành rào cản phát triển KT-XH của địa phương.



Sau những trận mưa, đoạn đường từ xóm Ngau đi xóm Tân Vinh, xã Phú Vinh (Tân Lạc) lầy lội, người dân khó khăn trong việc đi lại.

Sau nhiều năm nỗ lực nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, đến nay, đường từ trung tâm xã đến đường huyện được bê tông đạt 100%; đường trục thôn và đường liên thôn được cứng hóa đạt 86,6%. Song một số tuyến giao thông liên xóm, xóm, nội đồng của xã chủ yếu vẫn là đường đất, vào mùa mưa lầy lội ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa mới chiếm 51,4% (5,08/9,884 km); đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm chỉ đạt 9,8% (3,418/34,933 km). Đồng chí Đinh Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xóm Thỏi Láo là xóm khó khăn nhất về đường giao thông. Chỉ có đường từ trung tâm xã tới đầu xóm là đường bê tông, còn 100% đường xóm, đường nội đồng là đường đất.

Xóm Thỏi Láo có 88 hộ dân, là một trong những xóm khó khăn nhất tỉnh, có khoảng trên 3 km đường giao thông, 100% đường đi lại trong xóm là đường đất, đá. Ông Bùi Văn Thắng, Trưởng xóm Thỏi Láo trăn trở: Kinh tế của bà con chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Mấy năm trở lại đây, bà con phát triển trồng ngô sinh khối để phục vụ chăn nuôi và bán cho tư thương nhưng việc tiêu thụ gặp khó khăn do đường xóm, đường nội đồng vẫn là đường đất. Tháng 6 là thời điểm tư thương tới thu mua ngô cũng là mùa mưa nên rất khó khăn trong khâu vận chuyển. Đối với những khu ruộng ô tô không vào được bà con phải gánh, gùi cây ngô quãng đường vài km ra điểm tập kết đầu xóm để tư thương cân. Năm 2021, tại những địa điểm thuận lợi về giao thông ngô sinh khối bán giá 900 - 1.000 đồng/kg cây tươi, khu vực đường lầy lội bán 800 đồng/kg cây tươi. Không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, những ngày trời mưa đường lầy lội, trơn học sinh phải đi bộ tới trường. 

Nông sản làm ra khó tiêu thụ, tư thương ép giá nên thu nhập của bà con xóm Thỏi Láo khó cải thiện. Cái đói, cái nghèo đeo bám nhiều hộ. Hiện, thu nhập bình quân của bà con trong xóm mới đạt 25 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 28,4% (25 hộ), cận nghèo chiếm 21,6% (19 hộ). 

Tại xã Phú Vinh không chỉ có đường xóm, đường nội đồng chưa được bê tông, được cứng hóa mà một số tuyến đường liên xóm vẫn là đường đất. Như ngay cạnh trụ sở UBND xã quãng đường dài khoảng 1,2 km từ xóm Ngau đi xóm Tân Vinh là đường đất. Những ngày trời mưa bà con chỉ đi bộ, không dám đi xe máy qua con đường này. 

Đồng chí Đinh Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND cho biết thêm: Trong năm 2021, từ nguồn vốn Ailen thuộc Chương trình 135 đã giúp xã làm mới tuyến đường nội xóm Cuôi, với tổng số vốn 750 triệu đồng và đường từ UBND xã đi xóm Tân Vinh, tổng nguồn vốn 12,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều xóm đường giao thông vẫn còn khó khăn. Tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới là tiêu chí khó đối với xã Phú Vinh. Giao thông đã cản trở sự phát triển KT-XH của xã. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 40,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,91%, cận nghèo chiếm 19,64%. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, bố trí, lồng ghép các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ, sớm đầu tư các tuyến đường để người dân thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa, trẻ em tới trường dễ dàng hơn.


Thu Thủy

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục