(HBĐT) - Suốt thời gian dài, "cơn bão" Covid-19 càn quét đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống KT-XH, hoạt động SX-KD trên địa bàn tỉnh. Sức chống chịu và nguồn lực của địa phương, doanh nghiệp (DN), người dân giảm sút. Bên cạnh đó, tác động của thiên tai, khô hạn kéo dài, nguồn nước phục vụ sản xuất ngành công nghiệp điện thiếu hụt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH. Do vậy, năm 2021, tốc độ tăng trưởng của tỉnh chỉ đạt 2,66%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra. Cùng với đó là các chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người; năng suất lao động; tổng đầu tư toàn xã hội; tỷ lệ người dân tham gia BHYT không đạt.


Nhằm phục hồi, phát triển SX-KD, UBND tỉnh chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp bằng thực hiện miễn, giảm thuế, phí. Ảnh chụp tại Công ty Hồng Gia Bảo, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Năm 2022 được UBND tỉnh xác định là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. Trong khi đó dự báo còn rất nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng nguy hiểm, khó lường; các cuộc xung đột, chiến sự trên thế giới sẽ tác động trực tiếp tới nền kinh tế.

Trước thực tế này, ngay những tháng đầu, quý đầu của năm, trong các cuộc họp, bàn thảo về sự phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã chỉ đạo: Các sở, ban, ngành, địa phương, cộng đồng DN tiếp tục đổi mới tư duy, sáng tạo, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, biến thách thức thành cơ hội. Phát huy tinh thần trách nhiệm với quyết tâm, nỗ lực cao nhất; khẩn trương triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, công việc để thúc đẩy mạnh mẽ SX-KD, đẩy nhanh tiến trình phục hồi và phát triển KT-XH, phấn đấu đạt cao nhất những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của năm 2022.

Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 18/1/2022 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN tỉnh Hòa Bình năm 2022 với 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với từng ngành, lĩnh vực và giao chi tiết cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong đó có 19 chỉ tiêu KT-XH trọng tâm, chủ yếu; 54 chỉ tiêu và 153 nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, lĩnh vực; kịch bản tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); kế hoạch triển khai 4 dự án đầu tư công và 7 dự án đầu tư ngoài ngân sách trọng điểm khởi công trong năm 2022.

Bám sát Chỉ thị của UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị, địa phương đã khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của mình. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, các cấp, ngành, cộng đồng DN trong tỉnh đã nỗ lực khôi phục, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,04%; trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,09%; công nghiệp - xây dựng tăng 0,13%; dịch vụ tăng 5,53%; thuế sản phẩm tăng 8,62%.

Ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và dựa trên lợi thế của tỉnh, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.

Các ngành công nghiệp cơ bản sản xuất ổn định, trong đó một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 10.377 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.150 tỷ đồng, tăng 11,99% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu ước đạt 361,85 triệu USD, tăng 86,13%; giá trị nhập khẩu ước đạt 272,47 triệu USD, tăng 72,56% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch dần phục hồi với tổng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 938.000 lượt người, tăng 99,6%; tổng doanh thu ước đạt 950 tỷ đồng, tăng 109,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, công tác quản lý và điều hành ngân sách được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế... được tăng cường ngay từ đầu năm. Nhờ đó, tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 1.593,7 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý ước có 130 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 3.300 tỷ đồng. UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 6.142,8 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số dự án gấp 8,5 lần, vốn đăng ký gấp 141 lần.

Mặc dù đã có tín hiệu khả quan, song, UBND tỉnh đánh giá, nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn. Nhất là sản xuất công nghiệp và hoạt động SX-KD của các DN còn khó khăn. Trong 3 tháng đầu năm đã có 95 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động, 10 DN giải thể...

Nhằm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động SX-KD, thúc đẩy động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm đạt 9%/năm. Đồng thời phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân... Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã ký ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 8/3/2022 về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Đối tượng hỗ trợ gồm: Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; DN, HTX, hộ kinh doanh; các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế.

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, trong đó, UBND tỉnh chủ trương hỗ trợ phục hồi DN, HTX, hộ kinh doanh bằng thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí theo các quy định của Chính phủ. Ngoài ra, tỉnh sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho DN, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và DN; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữa nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022-2023 nhằm chia sẻ khó khăn với DN thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Phát triển KH-CN...; tạo thuận lợi cho DN đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH-CN; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động SX-KD của DN.

Bình Giang

Các tin khác


Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.

Ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình 

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.

32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.

Măng nứa tươi - món ngon truyền thống

(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.

Huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.

Đồng hành cùng nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục