(HBĐT) - Hồ chứa nước Cánh Tạng là hồ đa mục tiêu, vừa có chức năng tưới tiêu, vừa đảm bảo cắt lũ, khi hoàn thành sẽ có tiềm năng phát triển du lịch và điều hòa giảm nhiệt độ cho huyện Lạc Sơn. Không chỉ phục vụ Hòa Bình mà xây dựng hồ còn phục vụ một phần cho tỉnh Thanh Hóa khi xả nước xuống hạ du và một phần dẫn nước về cho huyện Nho Quan (Ninh Bình). Như vậy, khi hoàn thành công trình đầu mối là đã hoàn thành nhiều mục tiêu.




Hiện nay, đập chính đã được đắp cao nhưng bên dưới công tác giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Cánh Tạng chưa xong nên không thể chặn dòng theo kế hoạch ban đầu.

Kế hoạch ban đầu đặt ra là sẽ chặn dòng, tích nước vào cuối năm 2021. Song, theo Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi I (Bộ NN&PTNT), công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm. Đến ngày 30/10/2021 chưa di dời hộ dân ra khỏi khu vực lòng hồ nên chưa thể đắp đập chặn dòng trong năm 2021; toàn bộ khối lượng đoạn kênh KC2 không hoàn thành trong năm ngoái. Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã có Văn bản số 8516/BNN-XD, ngày 15/12/2021 về việc điều chỉnh thời điểm chặn dòng và thời gian thực hiện gói thầu số 17 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụm công trình đầu mối.

Vừa qua, kiểm tra thực địa tại đập chính, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định: Với khối lượng thực hiện đến thời điểm này thì đến cuối năm 2022 mới có thể chặn dòng, chậm 1 năm so với kế hoạch. Nếu những điểm nghẽn không được quyết liệt giải quyết thì việc chậm tiến độ thêm hai, ba năm hoặc lâu hơn nữa rất dễ xảy ra. Đây là vấn đề lớn, nguyên nhân chính là do công tác GPMB chưa thực hiện xong.

Kinh phí bố trí cho công tác GPMB tổng mức ban đầu là 1.059 tỷ đồng và đã được giải ngân. "Song việc đội vốn đầu tư bắt nguồn đầu tiên từ công tác tư vấn. Công trình có nhiều đơn vị tư vấn và các đơn vị tư vấn rất có vấn đề, vì vậy đã làm khổ địa phương, làm khổ tỉnh. Việc đo vẽ, tính toán không đồng nhất, mỗi lần một kiểu dẫn đến không tính được sát, đúng mức đầu tư. Ngoài ra, khi làm công tác tư vấn thì phải biết cái gì cần làm trước, cái gì làm sau để tư vấn cho chủ đầu tư. Vậy mà có hai đường trục chính, đường tránh ngập thì không làm trước mà lại đi làm khu tái định cư (TĐC). Nếu chưa có đường thì làm sao người dân có thể về ở được? Thực trạng này là do chia quá nhiều đơn vị tư vấn " - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thẳng thắn chỉ rõ.

Tìm hiểu được biết, hiện nay, thi công xây dựng 2 tuyến đường tránh ngập (tuyến Yên Phú - Bình Hẻm và tuyến Văn Nghĩa - Lạc Sỹ) nhà thầu đã thực hiện đào đắp nền đường, thi công cống thoát nước, bổ bê tông mặt cơ, ước giá trị thực hiện được khoảng 94% khối lượng đào đắp nền đường. Tuy nhiên đang có những khó khăn, vướng mắc, trong đó tuyến Yên Phú - Bình Hẻm, đoạn cuối tuyến Km5+980 - Km6+380 vướng mặt bằng do còn một số hộ có nhà chưa di chuyển vì đang xây dựng nhà ở điểm TĐC. Đối với xây dựng 7 điểm TĐC còn lại và giai đoạn II điểm TĐC xóm Đá Mới, tại khu Đồng Xe, xã Yên Phú đang được khẩn trương thực hiện. Song vướng mắc ở đây là một số điểm TĐC, nhiều hộ dân đã xây dựng xong nhà cửa, nhưng do các hạng mục thoát nước mưa, thoát nước thải, đổ bê tông mặt đường chưa triển khai thi công nên các hộ chưa thể di chuyển lên để ở. Bên cạnh đó, nhiều hộ có nhà cửa và tài sản nằm trong phạm vi thi công tuyến đường tránh ngập, do chưa có mặt bằng xây dựng nhà cửa tại các điểm TĐC nên chưa thể di chuyển đến ngay. Trước thực trạng này, Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi I kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn đẩy nhanh công tác đền bù TĐC, GPMB khu vực lòng hồ, cũng như thi công các khu TĐC còn lại và tuyến đường tránh ngập để sớm di dời dân ra khỏi khu vực lòng hồ trước ngày 30/6/2022, đảm bảo tiến độ thi công cụm đầu mối. Phấn đấu bắt đầu đắp đập chặn dòng đoạn kênh KC2 vào đầu tháng 11/2022, mục tiêu đến tháng 6/2023 đắp đập đoạn kênh KC2 đến cao trình thiết kế. Đối với tràn xả lũ, kế hoạch thi công thủy công cơ bản hoàn thành toàn bộ các hạng mục tràn xả lũ trước 30/6/2022.

Trao đổi về dự án hồ Cánh Tạng, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thực trạng của dự án hiện nay là mối quan hệ giữa xây lắp và GPMB không đi liền cùng nhau. Hiện đập đã được đắp cao nhưng bên dưới vẫn còn nhà dân. Mà muốn chặn dòng thì phải di dời được hộ dân. Mà muốn dân đi thì phải có tiền. Trong khi đó, ban đầu đơn vị tư vấn xác định mực nước để xác định được số hộ phải di chuyển, số tài sản, đất đai phải bồi thường lại không chính xác, dẫn đến số tiền phải bồi thường tăng lên so với phê duyệt dự án ban đầu. Về việc bố trí thêm vốn để thực hiện hợp phần GPMB,TĐC, UBND tỉnh sẽ có báo cáo và làm việc với Chính phủ để xem xét, chỉ đạo.

"UBND huyện Lạc Sơn tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành công tác GPMB, di dân, TĐC để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Chủ đầu tư đối với Hợp phần bồi thường hỗ trợ, TĐC phải tính toán chính xác nguồn vốn cho từng hạng mục, theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và chống tiêu cực, không được để xảy ra tình trạng phải nhiều lần đề xuất bổ sung thêm vốn. Đề nghị Bộ NN&PTNT, các Vụ, Cục của Bộ ủng hộ, giúp đỡ tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành dự án, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương" - Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh.

Về vấn đề tăng mức đầu tư, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ: "Thực tế việc phê duyệt từ năm 2018 đến nay, đơn giá, chính sách có thay đổi dẫn đến tăng mức đầu tư, nhưng rõ ràng việc thay đổi chính sách không nhiều mà chủ yếu là do đo vẽ không chuẩn nên phát sinh, tính thiếu. Do vậy, địa phương phải chốt cho được cuối cùng công tác GPMB hết bao nhiêu tiền, nếu tiếp tục có sự thay đổi thì tỉnh cần phải quy trách nhiệm cá nhân và tỉnh cần có cam kết cuối cùng về số vốn đầu tư. Bộ NN&PTNT sẽ bằng mọi cách cố gắng cấp đủ tổng mức đầu tư đã phê duyệt. Còn nếu được cấp thêm vốn thì cần phải lựa chọn phương án khả thi nhất, phù hợp với nguồn lực đầu tư để thực hiện hoàn thành dự án".

Hoàng Nga

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục