(HBĐT) - Đã gần trưa, vợ chồng ông Xa Văn Cải ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) vẫn còn ngoài vườn nhổ cỏ cho vườn dưa chuột. Ông Cải cho biết: Vụ năm nay, gia đình tôi trồng hơn 400 m2 dưa. Với diện tích này dự kiến thu hoạch được khoảng 3 tấn thương phẩm. Nhiều năm nay, gia đình tôi trồng dưa chuột với phương pháp canh tác không dùng thuốc diệt cỏ. Để làm ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, gia đình tôi vẫn sử dụng phương pháp làm cỏ bằng hình thức truyền thống, khi cỏ tốt dùng cuốc rẫy, gần gốc cây dưa thì nhổ. Phân bón cho dưa chủ yếu là phân chuồng ủ hoai mục.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chỉ sử dụng 1 lần khi cây còn nhỏ. Với phương pháp như vậy, nhiều năm nay, những sản phẩm nông nghiệp ở Mường Chiềng đã thành thương hiệu với người tiêu dùng ở Hoà Bình, khách hàng tìm đến mua với sự tin tưởng vào phương pháp canh tác an toàn. Đây cũng chính là nền tảng tạo nên thương hiệu.



Nhiều năm nay, gia đình ông Xa Văn Cải, xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chọn phương pháp canh tác truyền thống, không dùng thuốc diệt cỏ, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Không chỉ gia đình ông Cải, mà nhiều hộ nông dân ở Mường Chiềng lựa chọn phương pháp canh tác hữu cơ an toàn bằng cách làm truyền thống trong sản xuất. Bà Xa Thị Sứ, xóm Nà Mười chia sẻ: Từ khi được tuyên truyền, vận động về tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV và sử dụng thuốc diệt cỏ, tôi thấy nếu sử dụng lâu dài không những gây hại cho bản thân, gia đình, cộng đồng mà còn tác hại đến thế hệ mai sau. Tôi dùng tỏi, ớt và lá cây đắng để pha chế thuốc phun. Thời gian rảnh rỗi thì bắt sâu. Thuốc diệt cỏ tôi không dùng nữa mà làm cỏ bằng tay như ngày trước vẫn làm. Từ ngày áp dụng phương pháp này, sản phẩm bán được giá hơn, nhiều người mua hơn. Chị Xa Thị Tuyển ở xóm Chum Nưa đưa chúng tôi đi xem vườn dưa, chị cho biết: Dưa chuột ở nơi khác mang đến đây bán rất khó, nhưng riêng sản phẩm của Mường Chiềng thì có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Từ cách làm theo hướng hữu cơ nên hàng bán cũng dễ. Không chỉ có rau mà cây lúa, cây ngô của nhà tôi trồng cũng hạn chế thuốc BVTV, đặc biệt không sử dụng thuốc diệt cỏ.

Đồng chí Bùi Văn Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Chúng tôi xác định nhận thức của bà con làm nông nghiệp là quan trọng nhất nên Đảng ủy, UBND xã cùng các ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc vận động, tuyên truyền đến thôn, xóm, hộ gia đình mô hình hạn chế thuốc BVTV và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp. Đảng ủy xã ra nghị quyết, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến thôn xóm, hộ gia đình qua loa phát thanh, truyền miệng trong các cuộc họp... Nhiều hộ chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, canh tác theo kiểu truyền thống đã hạn chế sử dụng thuốc BVTV, còn thuốc diệt cỏ hầu hết các hộ không sử dụng. Để thay thế thuốc BVTV, các hộ sử dụng hình thức ngâm tỏi, ớt và dùng lá cây rừng pha chế thuốc để phun. Từ công tác tuyên truyền, nhiều người dân đã hiểu rõ tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ. Cũng từ phương pháp canh tác hữu cơ mà nông sản ở Mường Chiềng sản xuất đến đâu hết đến đó. Từ 1 - 2 mô hình nhỏ lẻ đến nay đã nhân rộng ra nhiều xóm trong xã. Nhiều xóm đưa những quy định như không sử dụng thuốc diệt cỏ, không dùng hoặc hạn chế thuốc BVTV vào hương ước của xóm, bản. Không chỉ có sản phẩm dưa chuột, lúa mà còn nhiều sản phẩm khác nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục