(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời, tạo động lực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.


Gia đình ông Nguyễn Văn Tâm, xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) sử dụng vốn vay của Ngân hàng CSXH để phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập. 

Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (41,56%). Do đó, nhu cầu được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế của người dân nơi đây rất lớn. Thực tế những năm qua, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH đã thực sự trở thành đòn bẩy, giúp hàng nghìn hộ dân vượt lên đói nghèo. Như gia đình ông Nguyễn Văn Tâm, xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn, trước đây kinh tế gặp nhiều khó khăn do eo hẹp về đồng vốn. Chỉ đến khi được vay vốn của NHCSXH để đầu tư chăn nuôi bò, lợn và trồng bưởi Diễn gia đình ông Tâm mới nâng cao thu nhập. Ông Tâm chia sẻ: Nhờ được vay vốn của NHCSXH mà kinh tế đã ổn định, gia đình xây được căn nhà bếp mới, mua sắm được các trang thiết bị thiết yếu. Qua đó chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên.  

Ngoài gia đình ông Tâm, trên địa bàn xã Toàn Sơn hiện có hàng trăm hộ được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế. Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt gần 20 tỷ đồng, với hơn 400 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đồng vốn chủ yếu được bà con đầu tư trồng trọt, chăn nuôi; xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh. Không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống mà vốn chính sách đã góp phần để xã về đích nông thôn mới năm 2020. Hai năm trở lại đây, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, vốn chính sách đã góp phần giúp người dân xã Toàn Sơn vượt lên khó khăn. 

Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc, trong 3 tháng đầu năm 2022, đã có trên 1 nghìn lượt hộ trên địa bàn huyện được vay vốn chính sách, doanh số cho vay đạt trên 47 tỷ đồng. Qua đó có 51 lao động được tạo việc làm, 15 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động, trên 300 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng. Trên địa bàn toàn tỉnh, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã hoàn thành và vượt hầu hết các chỉ tiêu tín dụng được giao. Đến hết quý I/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.709,5 tỷ đồng, tăng 84,5 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021. Trong 3 tháng đầu năm nay, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 412,7 tỷ đồng, gần 11 nghìn lượt khách hàng được vay vốn. 

Đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, công tác tín dụng chính sách tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Nổi bật là ngay tháng đầu năm, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã thực hiện chuyển vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với số tiền 32 tỷ đồng. Đây là con số chuyển cao nhất từ trước đến nay, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW, nâng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương lên hơn 93 tỷ đồng, hoàn thành 213,3% kế hoạch giao tăng trưởng năm 2022. Trong quý I, toàn chi nhánh đã thực hiện tốt các chính sách cho vay mới của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, cũng như tích cực chuẩn bị các điều kiện để cho vay phục hồi KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. 

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, trong quý đã giúp hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống. Theo đó, đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 1,5 nghìn lao động; xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hơn 6,3 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh tại vùng nông thôn; hỗ trợ 4 doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc cho 66/106 lượt người lao động. Qua đó góp phần cải thiện, ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tình trạng tín dụng đen trên địa bàn tỉnh.



Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục