(HBĐT) - Ngày 21/4, Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững (GNBV). Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

CTMTQG XDNTM giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục thực hiện 11 nội dung thành phần, bao gồm 54 chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phấn đấu, nội dung thực hiện được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện chương trình, được cụ thể hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM theo các mức độ và thực hiện ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết sau 10 năm thực hiện, trong giai đoạn này sẽ tập trung triển khai 6 chương trình chuyên đề: Chương trình KH&CN phục vụ XDNTM; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, ATTP và cấp nước sạch nông thôn; Chương trình phát triển du lịch nông thôn; Chương trình chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn NSNN bố trí cho chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.

Đối với CTMTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đặt ra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK.

Chương trình gồm 7 dự án (11 tiểu dự án), gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 10.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo...; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương khẳng định việc triển khai các CTMTQG XDNTM và GNBV có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển KT-XH, nhất là đối với các ĐBKK, xã nghèo, huyện nghèo, từ đó sẽ tạo lực đẩy góp phần nâng cao đời sống người dân, thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn, miền núi...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, ngành chức năng xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các CTMTQG. Trách nhiệm thực hiện các chương trình chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Do vậy, các địa phương phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; chú  trọng tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng CTMTQG.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của T.Ư; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả các chương trình. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các CTMTQG quan trọng này...


H.N

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục