(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.


Những năm qua, từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giống vật nuôi, tạo sinh kế cho các gia đình. Trong ảnh: Người dân xã Đoàn Kết - Đà Bắc được hỗ trợ bò giống sinh sản.

Từ thực trạng này, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm ưu tiên nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để đầu tư trực tiếp cho các xã khó khăn, vùng ĐBDTTS như: Chương trình MTQG xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ theo cơ chế Nghị quyết số 30a/2008/NQ/CP; Nghị quyết số 37- NQ/TW... Bên cạnh đó, các sở, ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức thực hiện một số chính sách đặc thù, trong đó phải kể đến Đề án số 03-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu; Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, xóm khó khăn nhất tỉnh, phạm vi nằm trên địa bàn 8 huyện và TP Hoà Bình; Đề án số 726 hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò... Từ các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đầu tư, hỗ trợ vùng ĐBDTTS, vùng ĐBKK đã tạo điều kiện giúp người dân có việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống.

Để thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được xác định là đòn bẩy mạnh. Theo đó, giai đoạn 2018-2021, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bám sát nhiệm vụ công tác dân tộc, đặc biệt là tập trung các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH các xóm, xã ĐBKK. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn là 3.965.626 triệu đồng, thực hiện phân bổ vốn ưu tiên các công trình dở dang, dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả đầu tư phục vụ đời sống của đồng bào vùng dân tộc. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn các huyện chiếm tỷ trọng 44,7% tổng ngồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng ở các xã khu vực III và thôn, bản ĐBKK theo các Chương trình MTQG đều đảm bảo theo quy định, thiết thực phục vụ đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Thông qua thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đầu tư, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN trên địa bàn tỉnh nói chung, ở vùng ĐBDTTS, vùng ĐBKK nói riêng đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 65/129 xã đạt chuẩn NTM. Xã thuộc diện khu vực ĐBKK còn 39%/tổng số xã, phường, thị trấn; giảm 29 xã so với năm 2017. Hàng năm, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%; tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK còn khoảng 23%.

Tuy nhiên, theo thông tin của Ban Dân tộc, thu nhập bình quân đầu người tại các xã ĐBKK chưa bằng 1/2 so với mức bình quân chung của tỉnh. Nếu so với kết quả giảm nghèo của cả tỉnh thì tình trạng hộ nghèo, cận nghèo là người DTTS vẫn là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu... Từ thực tế này, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho vùng.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc cho biết: Để chương trình MTQG đạt được kết quả cao nhất, Ban đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện khảo sát, đánh giá thực trạng KT-XH vùng ĐBDTTS&MN nhằm xác định rõ thực trạng của vùng, từ đó đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, xác định nhu cầu kinh phí, giải pháp thực hiện, trong đó ưu tiên đầu tư cho các xã khu vực ĐBKK. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH, trọng tâm là vấn đề giao thông nông thôn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chuyển giao KHKT, ứng dụng công nghệ trong các dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc. Đồng thời sắp xếp bố trí dân cư ở những nơi thường xuyên xảy ra lũ bão, thiên tai để đồng bào ổn định đời sống, có đủ điều kiện sinh kế, yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đây là nền móng bước đầu nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong ĐBDTTS bình quân giảm từ 1,5 - 2%. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng; giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước. Giảm số xã, thôn ĐBKK; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển GD-ĐT, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân...

Bình Giang


Các tin khác


UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục