(HBĐT) - Năm 2021 và 5 tháng đầu năm nay, Hòa Bình nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) đạt khá. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, từ đó đã ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong thời gian tới, GNVĐTC được UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.


Được bố trí vốn đầu tư, dự án đường nối đường Trần Hưng Đạo đi phường Dân Chủ kết nối với quốc lộ 6 (TP Hòa Bình) đã được triển khai thi công.

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2048/QĐ-TTg, ngày 6/12/2021 với tổng số vốn 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh giao tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 về kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 4.192,8 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn sớm được UBND tỉnh phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án; đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư (CĐT) xây dựng giải pháp và tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2022.

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và GNVĐTC là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 9% trong năm nay. Đây cũng là lực đẩy quan trọng góp phần phục hồi mạnh KT-XH sau thời gian dài chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Tại các cuộc họp thường kỳ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung GNVĐTC ngay khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết để đảm bảo có nguồn vốn bố trí cho các dự án triển khai xây dựng. Đặc biệt, hàng tháng, UBND tỉnh tổ chức họp chuyên đề, nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch VĐTC, qua đó kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Tính đến ngày 20/5, tổng số GNVĐTC của tỉnh được 747,8 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 18% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân 582,9 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 22% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án; vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 120,1 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch vốn đã giao chi tiết cho các dự án; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 45,84 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án.

Kết quả GNVĐTC, nhất là vốn ngân sách T.Ư và vốn ODA đạt thấp. UBND tỉnh đã chỉ rõ, trong thời gian qua, một số CĐT chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, chưa thực sự quyết liệt trong đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và GNVĐTC. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9%, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các CĐT nghiêm túc thực hiện cam kết đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% kế hoạch vốn giao. Người đứng đầu phải luôn sâu sát trong chỉ đạo, điều hành gắn với kiểm điểm trách nhiệm và phòng, chống tham nhũng. Các CĐT dự án tập trung đẩy nhanh thực hiện các thủ tục đầu tư, bao gồm cả thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án (nếu có), giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và GNVĐTC đảm bảo hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 theo các mốc thời gian đề ra. Vừa qua, tại cuộc họp về tình hình GNVĐTC, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, các CĐT rà soát, đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án có khả năng giải ngân thấp cho các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn. Tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh phê bình bằng văn bản đối với các CĐT có dự án tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ đã cam kết.

Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc không hoàn thành giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2021, bị cắt giảm, điều chuyển vốn về T.Ư đối với dự án tuyến đường xóm Sộp, xã Phúc Sạn đi xóm Đoi, xã Tân Mai, huyện Mai Châu (nay là tuyến đường xóm Nọt, xã Sơn Thủy đi xóm Đoi, xã Tân Thành, huyện Mai Châu).

UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác, giao đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, cùng lãnh đạo các sở, ngành có liên quan kiểm tra các CĐT có dự án tỷ lệ giải ngân thấp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2022.

Bình Giang

Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục