(HBĐT) - Ngoài xóm Kim Đức và xóm 168 phát triển kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có 6 xóm chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, đời sống kinh tế của nhiều hộ còn khó khăn. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,2 triệu đồng, hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2021 còn 27,9%, hộ cận nghèo 10,9%.


Hộ dân xóm Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) trồng rừng kết hợp chăn nuôi lợn bản địa để nâng cao thu nhập.

Bên cạnh các xóm có dân tộc Mường và dân tộc Kinh cùng sinh sống, xã có xóm Suối Rèo là địa bàn cư trú của hơn 80 hộ đồng bào Dao. Nguồn thu nhập chính của bà con phụ thuộc vào kinh tế rừng với diện tích hơn 130 ha luồng lấy măng. Anh Lý Văn Kính, Trưởng xóm chia sẻ: Thu nhập của bà con trong xóm vài năm gần đây được cải thiện, không thua kém so với mặt bằng chung của xã nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, cây, con giống, cho hộ nghèo vay vốn sản xuất… Nhất là từ khi có tuyến đường giao thông êm thuận, thông thương hàng hoá, sản phẩm nông, lâm sản làm ra được tiêu thụ tốt, bán được giá hơn. Hàng năm có thêm hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo, vươn lên mức trung bình, khá. Một số hộ mạnh dạn vay vốn mua sắm phương tiện vận tải mở mang ngành nghề dịch vụ, tổ chức thu gom và kết nối với các đầu mối lớn, giúp việc tiêu thụ nông, lâm sản cho nhân dân được ổn định hơn.

Trong khuôn khổ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã ưu tiên hỗ trợ tại 3 xóm vùng đặc biệt khó khăn là Đồng Ngoài, Thao Con, Suối Rèo với 20 hộ nghèo, cận nghèo hưởng lợi. Qua kiểm tra, giám sát, các gia đình tham gia dự án tích cực trong việc chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh, tận dụng diện tích bưa bãi quanh nhà để tạo nguồn thức ăn tại chỗ, đảm bảo số bò trong dự án sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh. Một số chương trình, dự án thuộc chính sách dân tộc cũng hỗ trợ người dân các xóm làm nông nghiệp về cây, con giống, vật tư sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đến nay, tổng dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn xã gần 26 tỷ đồng, với trên 1.000 lượt hộ được vay vốn. Trong đó, dư nợ hộ nghèo và cận nghèo hơn 15,3 tỷ đồng; sản xuất, kinh doanh 2,8 tỷ đồng; thoát nghèo gần 2,9 tỷ đồng; nhà ở trên 1,5 tỷ đồng; nước sạch và vệ sinh môi trường gần 2 tỷ đồng; học sinh, sinh viên 279,5 triệu đồng; giải quyết việc làm 150 triệu đồng. Dư nợ Ngân hàng NN&PTNT khoảng 40 tỷ đồng. Hoạt động cho vay của các ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, đồng thời thúc đẩy giảm nghèo cho Nhân dân. Thông qua kênh vốn vay đã có hàng chục hộ ra khỏi diện hộ nghèo, cận nghèo năm 2021. Điển hình là các hộ: Bùi Văn Luận, Bùi Thanh Bình ở xóm Đồng Ngoài thoát nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi.

Theo đồng chí Đinh Đức Hiểu, Chủ tịch UBND xã, song song với các kênh hỗ trợ để hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh kế bền vững, nhiều chính sách xã hội được tổ chức, thực hiện có hiệu quả, kịp thời. Dịp Tết Nguyên đán hàng năm, 100% hộ nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn Tết. Năm 2021 có 480 hộ nghèo, cận nghèo được chi trả tiền điện với tổng số hơn 288 triệu đồng. Xã cũng phối hợp với các cơ quan, tổ chức vận động được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo… Người có công, thương binh, gia đình liệt sỹ được quan tâm, chăm sóc, đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định. Năm 2022, xã phấn đấu giảm 5% hộ nghèo, bình quân thu nhập đầu người đạt 45 triệu đồng. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển TTCN, mở rộng ngành nghề dịch vụ để tạo thêm thu nhập cho người lao động. Phối hợp tổ chức hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động tham gia làm việc trong nước và thị trường xuất khẩu.

Bùi Minh


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục