(HBĐT) - Nắng nóng kéo dài và mưa lũ là những hình thái thời tiết đe dọa, gây thiệt hại với nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo các địa phương và hộ nuôi cá cần chủ động các giải pháp để bảo vệ an toàn cho thủy sản nuôi trồng, giảm thiểu thiệt hại.


Ngành chức năng khuyến cáo người nuôi cá cần chủ động các biện pháp để đảm bảo an toàn cho cá khi bước vào mùa nắng nóng, mưa lũ. Ảnh chụp tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Trong những ngày Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ theo công điện của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai. Để đảm bảo an toàn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cấp chính quyền đã thông tin, tuyên truyền đến người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, đến nay, ở khu vực hạ du đã ghi nhận tình trạng cá nuôi của một số hộ dân bị chết do ảnh hưởng của xả lũ.

Qua trao đổi với đồng chí Đặng Thị Duyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh được biết, ở khu vực hạ lưu sông Đà, mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh nhưng những năm qua, nghề nuôi cá lồng đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập. Bà con tập trung ở phường Thịnh Lang, xã Yên Mông, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) với số lượng khoảng 100 lồng cá. Qua kiểm tra thực tế của Chi cục Thủy sản đã ghi nhận cá nuôi ở các lồng, bè của hộ dân bị chết. Như cá ngạnh, cá chiên bị chết vì sự thay đổi đột ngột của môi trường nuôi; cá trắm cũng bị ảnh hưởng vì lưu tốc của dòng nước rất mạnh, khiến cá luôn luôn vận động dẫn đến mất nhớt, cùng với đó là tác động môi trường làm cho cá bị xây xát, dẫn tới các loại nấm, ký sinh trùng phát triển. Đồng chí Phó Chi cục trưởng khuyến cáo, để hạn chế thiệt hại, người nuôi cần dìm lồng xuống sâu hơn hoặc đưa lồng, bè vào các eo, ngách và dùng máy bơm, sục khí cung cấp oxy cho cá.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong năm 2022, nhiều nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán. Khả năng nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày. Đó là những điều kiện thời tiết bất lợi, nguy cơ gây thiệt hại đối với nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế những năm qua, vào thời điểm nắng nóng kéo dài hoặc mực nước xuống thấp, nhất là trên hồ Hòa Bình đã xảy ra tình trạng cá chết. Tháng 7/2021, hàng trăm lồng, bè nuôi cá của người dân vùng lòng hồ Hòa Bình thuộc một số xã của huyện Đà Bắc đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, với trên 33 tấn cá bị thiệt hại. Nguyên nhân được ngành chức năng xác định là cá bị ngạt do thiếu oxy.

Năm nay, để bảo vệ thủy sản, hạn chế thiệt hại, Sở NN& PTNT khuyến cáo đến các địa phương và các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp khi thời tiết nắng nóng, mưa lũ. Đối với cá nuôi trong ao hoặc nuôi ở lồng, bè trên sông/hồ cần tiến hành thu hoạch khi cá đạt kích cỡ thương phẩm. Đồng thời, duy trì mức nước ao trên 1,5 m, tu sửa cống, đập tràn, bờ ao để đảm bảo mực nước trong ao cân bằng với mực nước bên ngoài đề phòng mưa to, nước lớn làm vỡ bờ ao. Đặt lưới chắn xung quanh bờ ao nhằm hạn chế cá nuôi thoát ra ngoài, thực hiện bón vôi cải thiện môi trường định kỳ.

Các lồng, bè nuôi duy trì độ sâu 2,5 - 3 m, gia cố chắc và di chuyển vào nơi neo đậu an toàn. Người dân cần thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi sạch sẽ, thông thoáng để lưu thông nước trong và ngoài lồng nhằm tăng cường oxy hòa tan trong nước, giảm vật bám, chất thải. Sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước vào ban đêm để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao, lồng, bè nuôi. Ngoài ra, bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Đồng chí Đặng Thị Duyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết thêm: Khi nước sông, hồ xuống thấp cần thường xuyên treo túi vôi ở lồng, bè nuôi để khử trùng, cải thiện môi trường, di chuyển lồng cá đến các vị trí có dòng chảy hoặc dẫn nước từ các khe suối chảy vào lồng, bè và kết hợp với quạt khí. Khi thấy nước đục, cá kém ăn, bơi lội chậm sử dụng bạt nilon làm tráng lưu giữ tạm đàn cá còn lại và bơm nước sạch, tạo dòng nước chảy liên tục vào tráng.


Viết Đào


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục