(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn xã Tòng Đậu (Mai Châu) triển khai sâu rộng trong những năm qua mang lại hiệu quả thiết thực. Trên cơ sở đó giúp đoàn viên thanh niên (ĐV-TN) địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.


Thanh niên Lò Văn Hiền, chi đoàn xóm Nhuối, xã Tòng Đậu (Mai Châu) xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại thu nhập ổn định.

Đoàn xã có gần 380 ĐV-TN, trong đó có gần 150 đoàn viên, sinh hoạt ở 9 chi đoàn trực thuộc; có 30 đoàn viên là đảng viên. Để đẩy mạnh hoạt động phong trào, Đoàn xã hướng tới đoàn viên ở các chi đoàn khu dân cư. Hiện nay, thanh niên trên địa bàn chủ yếu phát triển các mô hình kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm, dịch vụ cơ khí, sửa chữa ô tô và trồng rau sạch. Từ nhiều năm trở lại đây, có khoảng 30 thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả nhất định.

Đoàn xã cũng thực hiện hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, dành cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Điều này giúp thanh niên có điều kiện thuận lợi để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Tính đến nay, tổng dư nợ hơn 4,4 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như: Vì Văn Tiến, chi đoàn xóm Cha Long và Lò Văn Hiền, chi đoàn xóm Nhuối với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; Hà Văn Sơn, chi đoàn Đậu 1 với mô hình dịch vụ cơ khí. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn, Đoàn xã chủ động trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Hiện, Đoàn xã quản lý 3 tổ vay vốn, hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra sau vay.

Bên cạnh đó, phong trào gây quỹ cũng bắt đầu đem lại hiệu quả. Điển hình như ở chi đoàn xóm Nhuối, với hình thức gây quỹ bằng trồng ngô, lạc, năm 2021, chi đoàn giúp được 2 thanh niên vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế. Hàng năm, Đoàn xã tổ chức cho thanh niên địa phương đi thăm quan, học hỏi mô hình kinh tế hiệu quả ở các địa bàn lân cận, qua đó, trao đổi, nắm bắt cách thức thực hiện mô hình để áp dụng tại địa bàn sinh sống.

Chia sẻ về những khó khăn của thanh niên địa phương trong phát triển kinh tế, đồng chí Ngần Văn Chiến, Bí thư Đoàn xã cho biết: "Nguồn vốn vay cho ĐV-TN còn nhỏ giọt, trong khi nhiều ĐV-TN có nhu cầu vay vốn. Chính sách ưu đãi hạn chế, thủ tục cho vay vốn phức tạp. Đa số thanh niên sống phụ thuộc, chưa có tài sản thế chấp, diện tích đất sản xuất để thực hiện mô hình kinh tế ít do địa hình phức tạp. Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, mở rộng và phát triển sản xuất còn lúng túng. Thanh niên thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và kiến thức về thị trường. Do đó, các mô hình kinh tế của thanh niên chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát triển quy mô rộng”.

Cùng với những khó khăn, đồng chí Bí thư Đoàn xã đưa ra những giải phải Ban Chấp hành Đoàn xã đề ra như tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất về nguồn vốn, quỹ đất, kỹ thuật để thanh niên có cơ hội khởi nghiệp. Bên cạnh đó, chọn sản phẩm thế mạnh của vùng để khuyến khích thanh niên nhân rộng. Tiến hành xúc tiến, quảng bá rộng rãi hơn và tìm đầu ra cho các sản phẩm có sự ổn định về thị trường, giá cả. Đề xuất tăng cường phối hợp các ngành, đoàn thể xã, huyện tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, kết hợp thăm quan những mô hình hay, hiệu quả kinh tế cao cho ĐV-TN tham khảo, học tập.


Thanh Sơn


Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục