Nắng nóng cao điểm, nhu cầu tiêu dùng điện cho làm mát của người dân lại tăng cao. Để tránh việc hóa đơn điện "tăng sốc” cùng những áp lực lên việc đảm bảo cung ứng, hàng năm, ngành điện và các chuyên gia đều có những khuyến cáo, tuyên truyền về các giải pháp tiết kiệm điện. Để có đủ điện dùng, ngoài những nỗ lực từ riêng ngành điện, rất cần ý thức, góp phần chia sẻ từ chính những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống của mỗi người dân.
EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm. Ảnh: TTXVN
Những ngày gần đây, nhiệt độ tại khu vực miền Bắc và Trung bộ liên tục ở mức cao, từ 37-38 độ C. Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), ngày 21/6, phụ tải của hệ thống điện quốc gia lập đỉnh mới với công suất 45.528,3 MW và đỉnh phụ tải ở miền Bắc đạt mức 22.332,7 MW; còn miền Trung là 4.254,7 MW và miền Nam đạt 19.135,6 MW.
Như vậy, nếu so với mức trung bình của tuần trước đó thì công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia ngày 21/6/2022 đã tăng tới hơn 6.500 MW; đối với riêng miền Bắc thì công suất đỉnh cũng đã tăng hơn 5.200 MW - tương đương tăng gần 31% so với mức trung bình tuần trước đó. Nếu so với mức đỉnh năm 2021 thì công suất tiêu thụ toàn quốc ngày 21/6/2022 cao hơn tới gần 3.100 MW và công suất đỉnh miền Bắc cũng cao hơn gần 1.400 MW.
Theo ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc A0, sản lượng điện ghi nhận ngày 21/6 là 899,2 triệu kWh; trong đó miền Bắc là 458,3 triệu kWh, miền Trung là 79,1 triệu kWh và miền nam là 359,8 triệu kWh. Riêng tại Hà Nội, sản lượng tiêu thụ điện đã đạt 100,27 triệu kWh, cao hơn 2,33 triệu kWh so với lượng điện tiêu thụ ngày cao nhất tại Hà Nội năm 2021.
Diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ giữa tháng 6 trở lại đây đã làm tiêu thụ điện của toàn quốc và miền Bắc tăng rất mạnh.
Theo ông Lê Văn Trang, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), phụ tải điện các tỉnh, thành phố phía Bắc mùa Hè năm nay được dự báo mức tăng trưởng lên tới 12 - 15% so với năm 2021 và có thể đạt ngưỡng từ 16.500 - 16.950 MW, trong khi đó nguồn điện bổ sung ở miền Bắc trong năm 2022 là không đáng kể. Việc cung ứng điện sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bởi hệ thống điện miền Bắc có thể sẽ thiếu hụt công suất đỉnh vào các khung giờ cao điểm: trưa từ 12h00 - 15h00, tối từ 21h00 - 24h00.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng cao trong những ngày gần đây, theo ông Trang là do thời tiết nắng nóng khiến việc sử dụng các thiết bị làm mát như tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ… tăng cao. Điều này dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm. Đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện. Ngay việc sử dụng điện trong sinh hoạt thì nguy cơ quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ vào những ngày nắng nóng cao điểm cũng sẽ tăng cao so với bình thường.
Dự báo nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn trong thời gian tới, để đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, liên tục, EVNNPC đã yêu cầu các công ty điện lực triển khai đầu tư, cải tạo và nâng cấp đồng bộ hệ thống điện để chuẩn bị sẵn sàng cho cung ứng điện của năm 2022; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, tăng cường các ca trực vận hành để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn trong điều kiện nắng nóng, phụ tải tăng cao. Tổng công ty cũng phối hợp với các nhà máy thủy điện để tối ưu việc vận hành nhằm huy động công suất cao nhất cho hệ thống điện.
EVNNPC tiếp tục khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Một số khuyến cáo bao gồm tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện trong giờ cao điểm của hệ thống điện (bao gồm khung giờ từ 11h30 - 15h00 và từ 20h00 - 23h00 hàng ngày); không sử dụng nhiều đồ dùng điện cùng một lúc để tránh quá tải lưới điện đồng thời đề phòng các nguy cơ gây cháy nổ lưới điện, trạm điện và khu dân cư.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực điện năng, tiết kiệm điện phải được sử dụng thiết bị điện đúng lúc, không dùng thì tắt ngay. Những năm vừa qua, các nhà sản xuất liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm bóng đèn tiêu thụ điện năng thấp, nhưng độ sáng vẫn đảm bảo. Đơn cử như: đèn huỳnh quang, đèn compact có điện năng tiêu thụ thấp; hay các thiết bị gia dụng điện khác, như: Ti vi, quạt, máy vi tính...; sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời thay máy nước nóng sử dụng điện. Đối với máy điều hòa nhiệt độ, nên cài độ lạnh hợp lý, phòng ngủ ban đêm 26-27 độ C. Để giảm bớt điện năng khi sử dụng máy lạnh, ưu tiên tăng tốc độ quạt. Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng.
Để giảm tiêu thụ năng lượng trong nhà và tăng tiết kiệm năng lượng, nhiều chuyên gia cho rằng, cũng không nhất thiết phải đi ra ngoài và mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Bảo tồn năng lượng có thể đơn giản như tắt đèn hoặc thiết bị khi không dùng đến. Người tiêu dùng cũng có thể sử dụng các thiết bị tiêu tốn ít năng lượng hơn bằng cách thực hiện các công việc gia đình thủ công, chẳng hạn như phơi quần áo thay vì cho vào máy sấy hoặc rửa bát đĩa bằng tay.
Các điều chỉnh hành vi có khả năng tiết kiệm tiện ích cao nhất là giảm nhiệt trên máy điều nhiệt vào mùa Đông và sử dụng máy điều hòa không khí ít hơn vào mùa Hè. Chi phí sưởi ấm và làm mát chiếm gần một nửa hóa đơn điện nước trung bình của một ngôi nhà, do đó, việc giảm cường độ và tần suất sưởi ấm và làm mát này mang lại khoản tiết kiệm không hề nhỏ.
Khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại nhiều nước châu Âu, châu Á. Song trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện trong vài tháng trở lại đây tăng rất cao (như than, khí, dầu…) thì việc sử dụng điện tiết lại càng rất cần thiết và hết sức có ý nghĩa, góp phần giảm bớt chi phí vận hành cho toàn hệ thống. Thiếu điện, cắt điện sẽ sớm hiện hữu nếu mỗi người dân, doanh nghiệp tiếp tục sử dụng điện một cách "thoải mái”, mặc cho nỗ lực cung ứng từ chính những người bán điện.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.
(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.