(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công trình lưới điện năm 2022. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng.
PC Hòa Bình cải tạo mạch vòng lộ 371 trung gian Lạc Thủy - Kim Bôi.
Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hoà Bình cho biết: Năm 2022, công ty được giao thực hiện 12 danh mục công trình đầu tư xây dựng mới, tổng vốn trên 131 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai, công ty gặp nhiều khó khăn, như thời gian tiến hành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) theo trình tự bị kéo dài. Nhiều vướng mắc khách quan phát sinh không nằm trong thẩm quyền giải quyết của công ty và các Hội đồng GPMB. Ngoài ra, hiện trạng sử dụng đất thực tế của một số hộ dân không trùng khớp với hồ sơ theo dõi của cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến việc trích đo địa chính, xác định chủ sử dụng mất nhiều thời gian, cần phải có giải pháp tháo gỡ rất phức tạp.
Trước những khó khăn đó, PC Hòa Bình đã huy động mọi nguồn lực, đồng thời áp dụng 100% gói thầu được đấu thầu và chào hàng cạnh tranh qua mạng internet. Điều này đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, tạo sự bình đẳng giữa các nhà thầu. Qua đó đã lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dự án. Cùng với đó, công ty quản lý chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, báo cáo thiết kế kỹ thuật. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán nhằm tránh trường hợp một số gói thầu phải tổ chức lập lại dự toán, hoặc đấu thầu lại nhiều lần mới lựa chọn được nhà thầu.
Bên cạnh đó, PC Hòa Bình tiến hành giám sát chất lượng công trình bằng hình ảnh cập nhật trên phần mềm IMIS 2.0. Tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế, hợp đồng mẫu để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, cũng như giảm thiểu thời gian tác nghiệp trong quá trình kiểm tra, thẩm định dự án. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực làm ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ của dự án. Công ty xây dựng, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập tổng tiến độ, GPMB, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu dự án. Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo, điều hành các đơn vị, cùng nhà thầu liên quan triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra. Đặc biệt, tranh thủ sự ủng hộ của các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền nhằm giải quyết vướng mắc trong công tác GPMB, tạo điều kiện thuận lợi để nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ.
Với những giải pháp đó, PC Hòa Bình đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm nay, công ty đã thực hiện 12 công trình, gồm: 1 công trình lưới điện 110 kV; 10 công trình lưới điện trung hạ áp và 1 công trình thuộc lĩnh vực đầu tư khác. Xây dựng mới 11.553 km đường dây trung áp, 14.563 km đường dây hạ áp; nâng công suất 54 trạm biến áp với tổng công suất tăng thêm 63.000 kVA. Đóng điện đúng tiến độ các dự án, triển khai san tải chuyển lưới kịp thời.
Để các dự án đầu tư xây dựng về đích theo đúng tiến độ đã đề ra, đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết thêm: Công ty tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc triển khai thi công tại hiện trường. Kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công 11 dự án còn lại để hoàn tất công tác giải ngân, cũng như quyết toán 100% theo kế hoạch Tổng công ty giao. Theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thi công, đối chiếu chất lượng, tiến độ thực hiện của các nhà thầu và kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm.
Viết Đào
Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.
(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới.
Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.