(HBĐT) - Thời gian qua,  mặc dù số lượng tăng, song hoạt động của hợp tác xã (HTX) vẫn còn rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân do nhiều HTX quy mô thành viên và quy mô vốn siêu nhỏ. Điều này gây khó khăn trong việc phát triển theo chuỗi giá trị, nhất là ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, dẫn tới nhiều HTX phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.      


Hợp tác xã chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) huy động được nguồn vốn từ các thành viên để phát triển sản xuất, tạo được sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong tháng 8/2022, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, làm việc với 19 HTX và BCĐ phát triển KTTT 10/10 huyện, thành phố về tình hình hoạt động của các tổ chức KTTT. Tại các buổi làm việc, thành viên BCĐ phát triển KTTT các huyện, thành phố và đại diện HTX trăn trở: Một trong những khó khăn các HTX hiện nay phải đối diện là quy mô thành viên và quy mô vốn nhỏ, thậm chí siêu nhỏ.

Theo thống kê của BCĐ phát triển KTTT tỉnh, đến ngày 31/8, toàn tỉnh có 373/481 HTX đang hoạt động. Tuy nhiên, có tới 98,66% HTX có quy mô thành viên siêu nhỏ (từ 7 - 49 thành viên), 1,07% quy mô nhỏ (50 - 299 thành viên), 0,27% vừa (300 - 1.000 thành viên), 0% lớn. Phân loại HTX theo quy mô vốn có 52,01% siêu nhỏ (< 1 tỷ đồng), 35,39% nhỏ (<5 tỷ đồng), 12,60% vừa (<50 tỷ đồng), 0% lớn.

Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh nhấn mạnh: Các HTX thành lập mới số lượng thành viên ít, dẫn tới vốn điều lệ các HTX chưa đến 1 tỷ đồng. Đất sản xuất hạn chế, nhiều HTX chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên là chủ yếu. Tỷ lệ HTX đảm bảo đầu ra cho thành viên rất ít, mới có 54 HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, bao tiêu đầu ra cho thành viên. Sự gắn kết trong HTX còn lỏng lẻo, khó huy động vốn, hạn chế khả năng mở rộng quy mô và liên kết với doanh nghiệp.

Đa số HTX quy mô siêu nhỏ, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ, tiềm lực tài chính yếu, năng lực của đội ngũ cán bộ hạn chế. Một số nơi vẫn còn những HTX đã ngừng hoạt động, không tồn tại nhưng không giải thể được do vướng nợ thuế, nợ các tổ chức tín dụng, không tìm thấy người đại diện...; còn tồn tại HTX chưa tổ chức và hoạt động đúng theo Luật HTX, chưa đăng ký mã số thuế, không kê khai thuế, không chú trọng báo cáo hoạt động định kỳ với cơ quan quản lý. Từ đầu năm đến nay có 7 HTX giải thể.

Tháng 6/2021, HTX Nông nghiệp Đú Sáng (Kim Bôi) được thành lập với 9 thành viên. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm hoạt động, đến tháng 6/2022, HTX phải giải thể. Anh Bùi Văn Niên, nguyên Giám đốc HTX Nông nghiệp Đú Sáng trăn trở: Với mong muốn tập trung phát triển trồng bầu, bí, rau xanh và chăn nuôi, tôi đã vận động được 9 thành viên cùng đóng góp vốn để thành lập HTX. Vốn điều lệ của HTX là 100 triệu đồng. Sau gần 1 năm hoạt động, các thành viên không huy động được thêm vốn, không hình thành được sự liên kết với các hộ dân để tìm kiếm dự án phát triển sản xuất, dẫn tới HTX ngừng hoạt động và giải thể.

Đồng chí Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết thêm: Trong thời đại toàn cầu hóa, các HTX cần năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi. Đặc biệt, các HTX có thể cùng nhau liên kết thành các liên hiệp HTX, HTX quy mô cấp huyện, cấp tỉnh để thích ứng với yêu cầu của thị trường. BCĐ phát triển KTTT tỉnh đang tập trung củng cố, nâng cao quy mô thành viên, vốn của HTX. Ngày 14/12/2021, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về khuyến khích hộ cá thể tham gia HTX đến năm 2025. Nghị quyết nhằm khuyến khích, thu hút hộ cá thể, doanh nghiệp tham gia, liên kết với HTX hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 560 HTX, 270 tổ hợp tác, 5 liên hiệp HTX với 22,3 nghìn hộ thành viên, tương ứng 12,5% số hộ trên địa bàn tỉnh; 20% HTX có quy mô nhỏ, 2% HTX quy mô vừa và lớn; 50% HTX liên kết với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.


Thu Thủy


Các tin khác


Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Tổng kết Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Trên 13,4 tỷ đồng chỉnh trang tuyến đường đê Đà Giang 

(HBĐT) - UBND TP Hòa Bình vừa phê duyệt chủ trương đầu tư công trình chỉnh trang tuyến đường đê Đà Giang thuộc Đề án phát triển kinh tế ban đêm TP Hòa Bình (thí điểm tại phường Phương Lâm, phường Đồng Tiến).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục