(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường nông sản sạch, nâng cao ý thức của người sản xuất cũng như nhận thức của người tiêu dùng, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND) và các tầng lớp nhân dân sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nông sản an toàn (NSAT). Hiện, hàng trăm sản phẩm do hội viên cung cấp được bày bán tại hệ thống cửa hàng NSAT của HND tỉnh với mức giá hợp lý, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người tiêu dùng.


Thời gian qua, cửa hàng thực phẩm sạch Mường Pa, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người tiêu dùng.

Năm 2020, cửa hàng NSAT sông Đà tại phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) được thành lập. Đây là cửa hàng đầu tiên trong chuỗi cửa hàng NSAT do Trung tâm Hỗ trợ nông dân (HND tỉnh) quản lý. Những năm qua, hoạt động của cửa hàng đã góp phần tích cực, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho HVND trong và ngoài tỉnh. Chị Nguyễn Thị Thu Trang, phường Hữu Nghị chia sẻ: Trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại nông sản, hình thức, chất lượng, mức giá cũng khác nhau. Điều này khiến người tiêu dùng rất khó để lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng. Do đó, khi biết đến cửa hàng NSAT Sông Đà, tôi không còn nơm nớp nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) mỗi khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Bởi những sản phẩm ở đây được lựa chọn từ các đơn vị sản xuất uy tín, tem mác, nguồn gốc rõ ràng, trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề gì có thể khiếu nại ngay nên có thể yên tâm.

Không chỉ ở địa bàn thành phố mà ở các xã, huyện trong tỉnh đã có các cửa hàng nông sản sạch được thành lập. Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng được bán tràn lan trên thị trường khiến người nội trợ rất lo lắng. Nắm bắt tâm lý này, tháng 3 năm nay, cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn Lương Sơn được khai trương. Hiện, cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán đa dạng sản phẩm OCOP, nông sản đặc hữu của tỉnh và một số tỉnh, thành phố khác được gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc. Tuy giá bán cao hơn một chút so với chợ dân sinh nhưng được người tiêu dùng đón nhận và yên tâm về chất lượng.

Hiện, toàn tỉnh có 5 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Lương Sơn và TP Hòa Bình. Để đảm bảo hoạt động, vận hành hiệu quả, góp phần quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản cho HVND, thời gian qua, chủ các cửa hàng đều cam kết mang đến người tiêu dùng những loại nông sản, thực phẩm tươi ngon, an toàn nhất. Ngoài ra, mở rộng các loại hình phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thích ứng trong thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các cơ sở thường xuyên được cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia cung ứng tại các cửa hàng được tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, đóng gói, công bố sản phẩm phù hợp quy định, có nguồn hàng chất lượng, phong phú phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Trong 9 tháng năm nay, thông qua hệ thống cửa hàng NSAT, các cấp HND đã hỗ trợ tiêu thụ trên 25 tấn cam, rau củ quả, cá... cho HVND; hỗ trợ 25.000 tem truy xuất thông tin và truy xuất nguồn gốc cho HTX Hải Đăng (Lạc Thuỷ) và cửa hàng NSAT Sông Đà.

Đồng chí Hoàng Đức Biên, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Có thể thấy, hệ thống cửa hàng kinh doanh NSAT đã, đang mang lại lợi ích "kép" cho cả khách hàng và người sản xuất, khi đóng vai trò là cầu nối đưa những NSAT ở trong và ngoài tỉnh đến người tiêu dùng. Đặc biệt, kênh phân phối này cũng góp phần hình thành tư duy sử dụng, tiêu thụ sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và thúc đẩy người sản xuất tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để nhân rộng các cửa hàng kinh doanh NSAT, HND tỉnh tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. Giới thiệu, quảng bá hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ nông dân; khai thác, tìm kiếm thêm hàng hóa trong tỉnh để đa dạng hóa sản phẩm trưng bày tại hệ thống cửa hàng nhằm thu hút khách du lịch, người tiêu dùng đến thăm quan, mua sắm. Phối hợp các công ty, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tích cực ứng dụng KHCN mới nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.



Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục