(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đầu ra thuận lợi, giá bán cao đã đem lại thu nhập cho người dân, nhất là bà con ở vùng hồ Hòa Bình.


Từ đầu năm đến nay, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đầu ra thuận lợi. (Ảnh chụp tại xóm Dưng, xã Hiền Lương, Đà Bắc).

Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay, diện tích nuôi cá ao, cá ruộng trên toàn tỉnh có 2.700 ha, nuôi cá trên vùng hồ và các thủy vực lớn có 4.980 lồng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng qua ước đạt 7.668 tấn với các loại cá: nheo Mỹ, chiên, lăng, diêu hồng, trắm đen, trắm cỏ, bỗng, tầm, rô phi, chép... Bên cạnh đó, hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu diễn ra trên hồ thủy điện Hòa Bình và các sông, suối lớn...

Trong 2 năm (2020 - 2021), nghề nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do xảy ra dịch bệnh, nhất là vào tháng 7/2021, hàng chục tấn cá bị chết khi mực nước hồ Hòa Bình xuống thấp. Việc tiêu thụ sản phẩm của người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Từ cuối năm 2021 đến nay, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là trên hồ Hòa Bình đã phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh, việc tiêu thụ cá lồng của người dân và doanh nghiệp thuận lợi, không có sản phẩm tồn đọng.

Đà Bắc là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng, tập trung nhiều tại các xã vùng lòng hồ Hòa Bình như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng. Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện khá ổn định. Ước diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện gần 100 ha, với trên 1.900 lồng nuôi cá. Trong 9 tháng qua, sản lượng thủy sản ước đạt 678,77 tấn, trong đó, đánh bắt trên 113 tấn, nuôi trồng hơn 565 tấn. Chủng loại cá bao gồm: trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, chiên, ngạnh, dầm xanh, nheo, tầm, bỗng. Đặc biệt, việc tiêu thụ thuận lợi đãđem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Gia đình ông Xa Văn Mong, xóm Dưng là một trong những hộ có số lượng lồng cá nhiều ở xã Hiền Lương (Đà Bắc). Ông Mong nuôi chung với hai hộ khác trên30 lồng cá. Ông Mong chia sẻ: Hiện, gia đình tôi đang nuôi các loại cá rô phi đơn tính, lăng, trắm đen, trắm trắng. Nếu không xảy ra dịch bệnh, đầu ra thuận lợi và giá bán ổn định như hiện nay thì sau 1 năm, mỗi lồng cá trắm sẽ cho thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng; cá rô phi cho hiệu quả cao hơn, khoảng 40 triệu đồng/lồng/ năm. Gia đình nuôi theo hình thức bán công nghiệp, khi cá còn nhỏ thì cho ăn cám công nghiệp, cá lớn sẽ giảm dần lượng cám và thay bằng các loại thức ăn tự nhiên như cá tép đánh bắt ngoài sông và các loại cỏ, củ quả trồng được.

Theo đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương, hiện nay, trên địa bàn xã có 395 lồng cá. Trong đó có trên 200 lồng của người dân, còn lại là lồng cá của doanh nghiệp. Với nguồn nước sạch, những năm qua, nghề nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập ổn định cho trên 80 hộ dân trong xã. Từ đầu năm đến nay, giá bán khá ổn định, như cá trắm cỏ dao động từ 80 - 100 nghìn đồng/kg (tùy kích cỡ), trắm đen trên 120 nghìn đồng/kg, rô phi loại to khoảng 80 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, vấn đề người nuôi cá còn trăn trở là điều hòa mực nước, bởi có thời điểm nước trên hồ xuống thấp khiến cá chết do thiếu oxy.

Trước những trăn trở của người dân, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản đã tổ chức quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh thủy sản, cảnh báo sớm và hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho các cơ sở và người nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình.


Viết Đào


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục