(HBĐT) - Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022, song song với các giải pháp trọng tâm, ngành Thuế tập trung cao độ đôn đốc, cưỡng chế và xử lý thu hồi nợ thuế, đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN trong năm.


Công ty TNHH dệt kim Hoà Bình - khu công nghiệp bờ trái Sông Đà (TP Hoà Bình) đẩy mạnh sản xuất, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách.

Những ngày cuối năm, các cấp, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Thuế trong quản lý thu đối với các nguồn thu phát sinh; hoàn thiện thủ tục về đất đai của các dự án, sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, làm cơ sở đảm bảo thu tiền sử dụng đất theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời động viên, hỗ trợ về mọi mặt đến các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng sớm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong năm.

Theo đánh giá, từ đầu năm đến nay, Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Một mặt, làm tốt công tác hỗ trợ, giúp người nộp thuế (NNT) khôi phục sản xuất, tăng trưởng và phát triển, từ đó đóng góp số thu cho NSNN. Mặt khác kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai, nộp thuế, thanh, kiểm tra, tăng cường quản lý thu hồi nợ đọng thuế.

Cục Thuế chủ động tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành thu NSNN, phối hợp các sở, ngành đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến độ các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, nỗ lực hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN được giao.

Kết quả thu theo khoản thu, sắc thuế, có 14/16 khoản thu hoàn thành và vượt dự toán Chính phủ; 12/16 khoản thu hoàn thành và vượt dự toán HĐND tỉnh. Đối với đơn vị thu thuộc và trực thuộc Cục Thuế, 9/9 đơn vị hoàn thành và vượt dự toán Chính phủ; 4/9 đơn vị hoàn thành và vượt dự toán HĐND tỉnh. Thu theo địa bàn huyện, thành phố, 7/10 đơn vị hoàn thành và vượt dự toán Chính phủ; 5/10 đơn vị hoàn thành và vượt dự toán HĐND tỉnh.

Nếu loại trừ số thu tiền sử dụng đất, 10/10 huyện, thành phố đều có số thu từ thuế, phí đạt và vượt dự toán HĐND tỉnh; 9/10 huyện, thành phố có tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021, điều này phản ánh những nỗ lực, cố gắng của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế cũng như sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, NNT trong thực hiện chính sách thuế.

Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, bên cạnh triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được Cục Thuế tỉnh chú trọng. Ngay từ những tháng đầu năm, Cục Thuế đã chủ động ban hành văn bản giao chỉ tiêu thu nợ đến các đơn vị thuộc và trực thuộc. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế, xử lý thu hồi nợ thuế vào NSNN; tập trung xử lý khoanh nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, giảm tiền thuế đất theo đúng luật định; tăng cường tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN.

Thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế ước thu được 438 tỷ đồng, trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ 314 tỷ đồng, cưỡng chế nợ 124 tỷ đồng. Cục Thuế đã ban hành 2.632 quyết định cưỡng chế nợ thuế, 155 quyết định khoanh nợ tiền thuế, với số tiền 55,5 tỷ đồng; công khai thông tin 1.098 lượt doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và trang thông tin điện tử của ngành thuế, số tiền nợ thuế công khai 7.008 tỷ đồng.

Tổng số tiền thuế nợ đến ngày 31/12/2022 ước 1.022 tỷ đồng, bằng 16,7% dự toán thu NSNN năm 2022. Trong đó, số nợ từ thuế, phí 303 tỷ đồng, chiếm 29,6% tổng số tiền thuế nợ, bằng 4,9% dự toán thu NSNN năm 2022; giảm 290 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021. Số nợ từ các khoản thu về đất 713 tỷ đồng, chiếm 69,8% tổng số tiền thuế nợ, bằng 11,7% dự toán thu NSNN năm 2022. Các khoản nợ khác không do ngành thuế quản lý 6 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng số tiền thuế nợ.

Nếu trừ số tiền thuế nợ của 1 NNT nợ tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp tiền sử dụng đất đã áp dụng biện pháp cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn, đồng thời cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng thì tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2022 là 283 tỷ đồng, bằng 4,6% số ước thu NSNN năm 2022, đạt tỷ lệ dưới 5% so với tỷ lệ được giao tại Công văn số 329/TCT-QLN, ngày 28/1/2022 của Tổng cục Thuế.

Cùng với đó, đối với việc khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Thông tư số 69/2020/TT-BTC, Cục Thuế tỉnh đã ban hành 199 quyết định khoanh nợ tiền thuế theo Luật Quản lý thuế, số tiền thuế khoanh nợ 56,5 tỷ đồng; tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 6 quyết định xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp đối với 373 NNT, số tiền 20,2 tỷ đồng.

Hiện tại, Cục Thuế tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế và xử lý thu hồi nợ thuế vào NSNN, đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN trong năm hoàn thành đúng chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần vào thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Hồng Trung

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục