(HBĐT) - Năm 2022, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hoà Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT -XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.


Năm 2022, thành phố Hòa Bình tập trung nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng đô thị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt tiểu chuẩn đô thị loại II trước năm 2025.

Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, Thành ủy Hòa Bình sớm ban hành Nghị quyết số 11 về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2022. Trên cơ sở đó, UBND thành phố ban hành các quyết định, kế hoạch kịp thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH. Trong đó tiếp tục lấy thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển CN-TTCN là mũi nhọn. Đồng thời tạo cơ chế thông thoáng, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

Năm 2022, các chương trình khuyến công tiếp tục được đẩy mạnh. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN của thành phố đạt 7.714 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021. TPHòa Bình cũng dồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để tiếp tục thu hút đầu tư.

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, du lịch thành phố có bước bứt phá mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022, để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Trong năm, với nhiều hoạt động lớn được diễn ra tại TP Hòa Bình như chương trình nghệ thuật Thanh âm xứ Mường; môn đua xe đạp Sea Games 31 tổ chức tại Hòa Bình, lễ hội dù lượn tại xã Quang Tiến... TP Hòa Bình đã đón hơn 600 nghìn lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 820 tỷ đồng. Cùng với đó, các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi nổi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đạt 21.595 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự chỉ đạo quyết liệt, TP Hòa Bình đã đạt 23/24 chỉ tiêu KT-XH. Thu NSNN đạt 815,7 tỷ đồng, bằng 106,89% dự toán tỉnh giao và 84,94% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 530 hộ, tương đương 1,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025; giải quyết việc làm cho 4.550 lao động, đạt 110,9% kế hoạch...

Cùng với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và CN-TTCN, thành phố dồn sức phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, tạo đà thúc đẩy KT-XH. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, TP Hoà Bình có cả 3 lợi thế "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa giữa vùng Thủ đô Hà Nội và trục phía Tây Bắc. Lợi thế ấy được nhân lên khi tỉnh đang gấp rút triển khai 3 dự án đường giao thông trọng điểm qua địa bàn gồm: dự án đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (Sơn La), đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La.

Nhằm "đón đầu” lợi thế và đánh thức tiềm năng, năm qua, UBND TP Hoà Bình đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại mang bản sắc văn hoá dân tộc. Thành phố đã phối hợp thực hiện các bước lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2045. Đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Hoà Bình cho biết: Theo đồ án quy hoạch tổng thể, mô hình phát triển đô thị đa dạng tuyến, kết nối đô thị, sông - hồ du lịch. Không gian nội thị phát triển về phía Đông Bắc, dọc theo tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; phát triển mở rộng các điểm dân cư ngoại thị tập trung, quy mô lớn tại Thịnh Minh, Quang Tiến. Chiến lược của thành phố tập trung phát triển ven sông và phát triển chuỗi đô thị gắn kết với hạ tầng giao thông.

Ngoài đồ án quy hoạch chung, UBND TP Hoà Bình cũng tiến hành lập 22 đồ án quy hoạch về phát triển đô thị với tổng diện tích hơn 12 nghìn ha. Các đồ án đánh giá cụ thể tiềm năng, thế mạnh và phù hợp với quy hoạch tổng thể sẽ là tiền đề xây dựng thành phố đảm bảo tiêu chuẩn phát triển xanh, bền vững và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Từng bước thực hiện quy hoạch chung tổng thể TP Hoà Bình theo hướng phát triển ven sông, TP Hoà Bình đã chính thức triển khai xây dựng tuyến đi bộ dọc sông Đà. Với chiều dài 2,5 km, được quy hoạch khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, phố đi bộ Đà Giang là điểm nhấn trong phát triển đô thị. Cùng với đó, thành phố đã cải tạo, chỉnh trang một số tuyến đường như: nâng cấp đường trung tâm phường Thống Nhất, đường Âu Cơ đi cảng Bích Hạ, đường Lý Thái Tổ...

Năm 2023 đánh dấu nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, TP Hòa Bình tiếp tục đặt ra 24 chỉ tiêu phát triển KT-XH. Có thể nói, đây là thời điểm quan trọng tạo bước đà để thành phố thực hiện thành công kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Trước những vận hội cũng như thách thức mới, TP Hòa Bình xác định tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các đột phá chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Trọng tâm là tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư; cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thế và lực đưa TP Hòa Bình sớm trở thành đô thị loại II trước năm 2025.

Đinh Hòa


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục